Thẩm quyền ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp

tham-quyen-ky-hop-dongCông ty của tôi là Công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày tại Công ty. Trong trường hợp này, cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì ai là người sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với người lao động?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Đối với bài này, với những dữ kiện đưa ra thì Chủ tịch Hội đồng quản trị mới là người có thẩm quyền ký Hợp đồng nói chung và Hợp đồng lao động nói riêng.

Phân tích:

1. Điều 30 BLLĐ thì Hợp đồng được giao kết giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Như vậy, NSDLĐ là 1 chủ thể của HĐLĐ mà đốii với NSDLĐ là pháp nhân (công ty) thì người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp này là CTHĐQT) là người ký tên HĐLĐ và đóng dấu CTHĐQT.

2. Xét quy định tại Mục II Thông tư 21/2003: Thẩm quyền giao kết HĐLĐ là Giám đốc (hoặc TGĐ).

Trước khi xem xét quy định này, cần xem xét thẩm quyền của Giám đốc theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

- Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 116, LDN 2005 thì Giám đốc không mặc nhiên có các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 (trong đó có quyền tuyển dụng lao động) mà phải được Hội đồng Quản trị ủy quyền (thông qua HĐLĐ, quyết định bổ nhiệm).

Như vậy, nếu không có bất kỳ văn bản ủy quyền nào, thì CTHĐQT sẽ có thẩm quyền thông qua và ký kết HĐLĐ (Suy ra từ điểm g khoản 2 Điều 108).

- Không có cơ sở để đồng nhất thuật ngữ "Giám đốc" "TGĐ" theo Thông tư 21/2003 với các thuật ngữ tại LDN 2005.

- LDN 2005 được ưu tiên áp dụng hơn so với Thông tư 21/2003: do văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, văn bản ban hành sau và văn bản chuyên ngành (quản lý nội bộ).

Như vậy, nếu như không được HĐQT ủy quyền thì Giám đốc không có thẩm quyền ký kết bất kỳ HĐ gì, bao gồm cả HĐLĐ.

3. Phát triển từ câu hỏi này:

- Nếu Giám đốc được ủy quyền ký kết hợp đồng (có thể bằng Giấy ủy quyền, Quyết định bổ nhiệm, HĐLĐ, Quy chế phân quyền của công ty...) thì cả CTHĐQT và Giám đốc đều có thẩm quyền ký kết HĐLĐ. HĐLĐ do Giám đốc ký: phần đầu phải ghi Đại diện theo ủy quyền và bản chất là ký TUQ. HĐQT hoặc TUQ. CTHĐQT (theo chức danh đã ủy quyền).