Luật doanh nghiệp còn nhiều bất cập

ban-doanh-nghiep-tu-nhanNói riêng về Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp hiện hành được ban hành năm 2005. Qua hơn 7 năm áp dụng, Luật này cũng đã bộc lộ nhiều sự bất cập, chưa phản ánh được sự phát triển, thay đổi của xã hội, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và yêu cầu của quản lý nhà nước.

 

Chẳng hạn, đối với vấn đề tổ chức, thành lập doanh nghiệp, xin đề cập đến một vài nội dung:

Thứ nhất, vấn đề bảo hộ tên doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp được giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mà cụ thể là tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh. Theo đó, một doanh nghiệp khác hoàn toàn có quyền đăng ký kinh doanh với cùng tên một doanh nghiệp đã đăng ký tại hai tỉnh, thành phố khác nhau.

Việc doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở một tỉnh nhưng lại hoạt động trên toàn quốc. Điều này đã gây ra không ít nhầm lẫn và hậu quả không đáng có cho đối tác và người tiêu dùng.    

Thứ hai, vấn đề về giấy phép đối với ngành nghề có điều kiện và mã ngành kinh doanh.

Kế thừa sự thành công của Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh nghiệp 2005 đã ghi nhận nguyên tắc xóa đi giấy phép “con” tại Khoản 5 Điều 7 với nội dung: “Bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và UBND các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”.

Quy định này đã hạn chế tình trạng các bộ, ngành đưa ra những loại giấy phép chuyên ngành. Tuy nhiên, sau hơn 7 năm áp dụng, hiệu quả của quy định trên đã dần dần giảm bớt với một loạt các quy định mới gọi là "giấy phép chuyên ngành". Ví dụ, bên ngành chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới, hoạt động lưu ký, hoạt động bảo lãnh phát hành; bên ngành bảo hiểm có giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm; bên ngành ngân hàng có giấy phép hoạt động ngoại tệ, giấy phép mua bán trái phiếu và thậm chí giấy phép cho cả hoạt động bấy lâu nay thuộc về nghiệp vụ cơ bản mà ngân hàng vẫn đang tiến hành như giấy phép ủy thác cho vay….

Bên cạnh giấy phép con, các quy định về mã ngành kinh doanh cũng chưa đầy đủ; việc áp mã số trên thực tế rất khó khăn; nhiều ngành, nghề đăng ký không có trong danh mục.

Thứ ba, về thời hạn góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP Hướng dẫn Luật doanh nghiệp quy định thời hạn góp vốn của cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong khi thời hạn góp vốn đối với thành viên của Cty TNHH lại là trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Việc quy định thời hạn góp vốn quá dài như trên dẫn đến việc nhiều Cty TNHH không trung thực trong việc góp vốn bằng cách "khai khống", "khai ảo" vốn điều lệ, lợi dụng kẽ hở này để tham gia các dự án, giao dịch có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần hạn chế thời hạn góp vốn của các Cty TNHH, có thể áp dụng thời hạn 90 ngày như đối với Cty cổ phần.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN