Tư vấn hợp đồng xuất khẩu

 

tu-van-hop-dong-xuat-khauTrong hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB ai là người gửi hàng (Shipper) đích thực?

 

Theo thông lệ pháp luật hàng hải quốc tế cũng như Luật hàng hải của nhiều nước trên thế giới và từ điển hàng hải quốc tế thì thuật ngữ “Người gửi hàng: Shipper” là người hoặc công ty giao kết hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu vận chuyển hàng hóa (Liner Coference hoặc Shipping Lines) hoặc với chủ tàu (trường hợp hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến).

Khi doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB theo Incoterms người mua ở nước ngoài phải thuê tàu để chở hàng tới cảng đích mà họ chỉ định. Như vậy người mua ở nước ngoài mới là Người gửi hàng đích thực. Tuy vậy hiếm khi họ có mặt ở Việt Nam để thu xếp việc xếp hàng lên tàu, vì vậy trong phần lớn trường hợp họ đề nghị người bán thay măt họ xếp hàng lên tàu do họ chỉ định, trên cơ sở đó sau khi xếp xong hàng thì người bán lấy vận đơn để đưa ra ngân hàng thanh toán tiền bán hàng (nếu thanh toán bằng L/C).

Trong trường hợp này pháp luật hàng hải quốc tế quy định người bán cũng là một loại người gửi hàng tuy nhiên họ không phải là người gửi hàng đích thực tức là không phải người đã kí hợp đồng vận chuyển mà chỉ là người gửi hàng được chỉ định, ngày nay trong thông lệ quốc tế người ta gọi người gửi hàng trong trường hợp này là Documentary Shipper (người gửi hàng hình thức).

Trong quá trình xếp hàng lên tàu cũng như sau này nếu có vấn đề gì trục trặc giữa người vận chuyển và người gửi hàng thì phải hiểu rằng đấy là trục trặc với người gửi hàng đích thực, tức là người đã giao kết hợp đồng với người vận chuyển, chứ không phải với người gửi hàng hình thức. Điều này cũng có nghĩa là vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển và người gửi hàng đích thực chứ không phải người gửi hàng hình thức.

Bộ luật hàng hải Việt Nam, Điều 72, Khoản 1 lại quy định “trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (tức là theo vận đơn hoặc giấy gửi hàng) thì người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng”. Như vậy đối với hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến (tức hợp đồng thuê tàu chuyến: voyage charter) không rõ ai là shipper?

Tiếp đó, Khoản 4 của Điều này lại định nghĩa “Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy quyền giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”. Ở đây có thể hiểu chế định “người giao hàng” áp dụng chung cho cả hợp đồng thể hiện bằng vận đơn và hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến. Vấn đề không rõ là liệu giữa người vận chuyển và “người giao hàng” có quan hệ pháp lý nào không? Nếu có thì cơ sở để điều chỉnh là cái gì? Và quan hệ pháp lý giữa người giao hàng và người vận chuyển là gì. Trong ngôn từ Luật hàng hải quốc tế cho đến nay không có khái niệm về “người giao hàng” như quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Các doanh nghiệp bán hàng theo điều kiện FOB cũng như các công ty vận tải biển Việt Nam cần lưu ý thích đáng những vấn đề chưa rõ ràng như trên để biết phương hướng giải quyết những rắc rối có thể gặp phải khi thực hiện việc giao hàng cho người mua FOB ở nước ngoài.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ  tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN