Phân loại Hợp đồng dân sự
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc xác định quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể. “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” – Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005 có liệt kê về một số hợp đồng dân sự chủ yếu. bao gồm:
- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau; Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; - Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ;
- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính;
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hương lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó;
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, có rất nhiều loại hợp đồng, ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại hợp đồng như sau:
- Dựa vào hình thức của hợp đồng: Hợp đồng miệng, Hợp đồng văn bản; Hợp đồng có công chứng chứng thực; Hợp đồng mẫu…
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên: Hợp đồng song vụ, Hợp đồng đơn vụ.
+ Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ, hay nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng.
+ Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
Việc xác định quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể trong hợp đồng dân sự được bắt đầu từ thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Vì vậy, có những hợp đồng mà thực chất hai bên đều phải thực hiện cho nhau một lợi ích vật chất nhưng vẫn được coi là hợp đồng đơn vụ. Ví dụ: Hợp đồng cho vay tài sản mà các bên đã xác định thời điểm có hiệu lực của nó là kể từ khi bên cho vay đã giao tài sản cho bên vay.
Như vậy, cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Vì hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên chủ thể có nghĩa vụ, nên nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức viết thì các bên chỉ cần lập một bản và giao cho người có quyền dân sự trong hợp đồng giữ văn bản hợp đồng.
- Dựa và sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng: Hợp đồng chính và Hợp đồng phụ.
+ Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác. Như vậy, các hợp đồng chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết.
+ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (khoản 4 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005). Trước hết, các hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, nội dung, hình thức… Mặt khác, dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung, hình thức… nhưng hợp đồng phụ vẫn không có hiệu lực nếu hợp đồng chính (hợp đồng mà nó phụ thuộc) bị coi là không có hiệu lực.
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể: Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
+ Hợp đồng có đền bù là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ bên này hưởng lợi ích vật chất thì bên kia cũng hưởng lợi ích vật chất mới được coi là “đền bù tương ứng”. Do nhu cầu đa dạng, các bên có thể thỏa thuận để giao kết những hợp đồng mà trong đó một bên hưởng lợi ích vật chất nhưng bên kia lại hưởng một lợi ích thuộc về nhu cầu tinh thần.
+ Hợp đồng không có đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên cạnh việc sử dụng hợp đồng là phương tiện để trao đổi những lợi ích, các chủ thể còn dùng nó làm phương tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, hợp đồng không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa các chủ thể.
Có thể nói rằng, nếu tiền đề của hợp đồng có đền bù là những lợi ích (đa phần là lợi ích vật chất) thì tiền đề của hợp đồng không có đền bù là mối quan hệ tình cảm gắn bố giữa các chủ thể.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế
+ Hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhưng đã phát sinh quyền yêu cầu cảu bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng.
+ Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
- Hợp đồng có điều kiện: Là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, các bên còn thỏa thuận để xác định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng mới được thực hiện hoặc phải chấm dứt. Tuy nhiên, sự kiện mà các bên thỏa thuận chỉ được coi là điều kiện để hợp đồng được thực hiện hoặc được chấm dứt khi sự kiện đó đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, các sự kiện đó phải mang tính khách quan. Yêu cầu này đòi hỏi việc các sự kiện nói trên có xuất hiện hay không hoàn toàn nằm ngoài ý chí của các chủ thể, đồng thời phải là một tình tiết trong tương lai (chỉ xuất hiện sau khi hợp đồng đã được giao kết).
Thứ hai, nếu điều kiện đó là một công việc phải làm thì phải là những công việc có thể thực hiện được.
Thứ ba, sự kiện mà các bên chủ thể thỏa thuận phải phù hợp với pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: “Là hợp đồng mà xác bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó”.
Trong thực tế có những trường hợp người thứ ba không trực tiếp tham gia vào hợp đồng với tư cách chủ thể nhưng họ có quyền đối với bên có nghĩa vụ. Bởi vì các bên tham gia đã thoả thuận bên có nghĩa vụ phải thực hiên các nghĩa vụ cho người thứ ba. Việc thoả thuận này có thể trực tiếp hoặc được coi là mặc nhiên do tính chất của hợp đồng quy định. Ví dụ: Hợp đồng chuyển bưu phẩm, chuyển tiền qua bưu điện.
- Hợp đồng hỗn hợp: Vì hợp đồng dân sự hết sức đa dạng, nên luật pháp không thể dự liệu được toàn bộ các hợp đồng có thể xảy ra mà chỉ có thể quy định một số hợp đồng thường gặp nhất trong cuộc sống. Việc giao kết hợp đồng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của đời sống dân sự đã vượt ra ngoài sự dự liệu của pháp luật. Các chủ thể có thể giao kết những hợp đồng dân sự mà pháp luật chưa quy định cụ thể, miễn là nội dung của nó không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Những trường hợp mà các bên giao kết một hợp đồng nhưng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự mà hai hay nhiều hợp đồng khác đã quy định vẫn được pháp luật thừa nhận.
Có thể khái quát về hợp đồng hỗn hợp như sau: Là những hợp đồng mà khi ký kết, cùng một lúc làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ dân sự vốn là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác.
Tóm tại, việc phân loại hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng chế định hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng; giúp các chủ thể có thể tự bảo đảm được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích cộng đồng khi tham gia giao kết hợp đồng
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Tư vấn hợp đồng xuất nhập khẩu
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
- Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê khoán
- Công bố chất lượng hàng hoá, khi có tranh chấp xử lý như thế nào?