Ủy quyền ký kết hợp đồng kinh tế

uy-quyen-hop-dong-kinh-teLuật sư tư vấn giúp, trường hợp Phó Giám đốc ký hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của Giám đốc phát sinh trong thời gian Giám đốc đi công tác thì các hồ sơ khác của hợp đồng đó (ví dụ: phụ lục hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu, thanh lý,...) phát sinh sau này (sau thời gian ủy quyền) Giám đốc ký hay người được ủy quyền phải ký tiếp?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Phó Giám đốc là người nhận ủy quyền hợp pháp của Giám đốc để ký kết hợp đồng kinh tế thì ngay trong Hợp đồng ủy quyền đã thể hiện rõ thời hạn ủy quyền (theo quy định tại Điều 582 Bộ luật Dân sự thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định, nếu các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền). Do đó chỉ những công việc phát sinh trong thời hạn và hợp đồng phải còn thời hạn mới có thể thực hiện được, tuy nhiên việc ủy quyền đó có vượt quá phạm vi công việc, nội dung việc ủy quyền hay không còn phải tiếp tục xem xét.

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự về phạm vi đại diện theo ủy quyền thì việc đại diện theo ủy quyền sẽ được xác lập cụ thể tại Hợp đồng ủy quyền, người đại diện (người nhận ủy quyền) chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện.

Trong trường hợp của bạn nếu Hợp đồng ủy quyền vẫn còn hiệu lực mà ngay trong chính hợp đồng ủy quyền nêu rõ người nhận ủy quyền được pháp ký các vấn đề phát sinh như bạn nói thì mới được ký, vấn đề nào không được liệt kê trong hợp đồng đều không được phép ký.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN