Thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng mua bán hàng hóa ?

thoa-thuan-hop-dong-mua-ban-hang-hoaThắc mắc về tranh chấp hợp đồng thương mại, như sau :Hợp đồng các bên thỏa thuận người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi người mua đặt cọc 100% giá trị hàng hóa. Hợp đồng các bên thỏa thuận người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi người mua đặt cọc 50% giá trị hàng hóa. "

- Em thắc mắc là: Ở đây đặt cọc 100% và đặt cọc 50% trong hợp đồng mua bán thì có ý nghĩa gì? Và ai sẽ là người có lợi trong từng trường hợp?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… chúng ta vẫn thấy xuất hiện thỏa thuận về đặt cọc. Vấn đề đặt cọc trước bao nhiêu so với giá trị lợi ích mà bên mua và bên bán hướng tới phụ thuộc vào thỏa thuận của hai bên khi giao kết hợp đồng mà thôi. Pháp luật nước ta mà cụ thể ở đây là Bộ luật dân sự 2005, Bộ Luật thương mại 2005 không hề có quy định là phải đặt cọc bao nhiêu. Do đó sẽ có trường hợp hai bên thỏa thuận đặt cọc là 50% giá trị hàng hóa, thỏa thuận đặt cọc 100% giá trị hàng hóa như bạn nói. Khoản 1, điều 358, Bộ luật dân sự 2005 qui định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác ( sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Việc đặt cọc ở đây mang ý nghĩa là nhằm đảm bảo cho việc các bên thực hiện đúng hợp đồng. Trong trường hợp mà bạn đề cập tới thì việc giao kết mang một ý nghĩa rất quan trọng nó là biện pháp bảo đảm để bên bán và bên mua chuyển giao hàng hóa cho nhau.

- Trong thỏa thuận thứ nhất: Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua khi người mua đặt cọc 100% giá trị hàng hóa. Trường hợp này bên bán là bên có lợi. Bởi vì giá trị hàng hóa thường nhỏ hơn giá trị hợp đồng vì thường giá trị hợp đồng còn bao gồm các chi phí khác chẳng hạn như thuế. Do đó khi đặt cọc 100% giá trị hàng hóa thì bên bán sẽ giao hàng cho bên mua. Tức là đã có sự chuyển giao quyền sở hữu giữa hại bên. Vì vậy khi có thiệt hại xảy ra như cháy, nổ, sự kiện bất khả kháng thì bên mua bây giờ đã là chủ sở hữu sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại đó. Khoản 1, Điều 440, Bộ Luật dân sự 2005 qui định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác” Chính vì vậy trong trường hợp này bên mua sẽ là bên chịu thiệt hơn so với bên bán.

- Trong thỏa thuận thứ hai bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua khi bên mua đặt cọc 50% trường hợp này bên có lợi hơn là bên mua vì bên mua mới chỉ đặt cọc 50% giá trị hàng hóa do đó khi có thiệt hại xảy ra như cháy, nổ, sự kiện bất khả kháng thì cả bên bán và bên mua đều phải chịu thiệt hại đó. Tuy nhiên trường hợp xảy ra thiệt hại đó cũng không nhiều. Do vậy xét một cách bao quát, toàn diện thì bên mua vẫn là bên có lợi hơn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN