Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ở Việt Nam trước đây hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ không phổ biến. Tuy nhiên, trong gần hai thập kỷ qua, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng hiếm hoi trong đời sống xã hội.
Hiện nay thậm chí có nơi, có lúc hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Cũng như mọi quan hệ khác, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới quan hệ này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Văn bản pháp lý trong nước đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là Luật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ) năm 1986. Trên cơ sở của các quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về hôn nhân có yếu tố nước ngoài lần lượt ra đời. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với các nước mà mở đầu là HĐTTTP với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) vào năm 1980. Tính đến nay Việt Nam đã ký kết 14 HĐTTTP với các nước. Trong các hiệp định này vấn đề liên quan tới việc giải quyết quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được ghi nhận. Có thể nói, nội dung của các văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế trên đây đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế của đời sống quốc tế, pháp luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu để áp dụng có hiệu quả và bổ sung hoàn thiện.
Hiện nay, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định tại LHNGĐ Việt Nam năm 2000. Luật này đã dành Chương XI quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài[1]. Theo quy định của LHNGĐ năm 2000[2] thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ mà có ít nhất một bên trong quan hệ hôn nhân là người nước ngoài hoặc các chủ thể cùng quốc tịch nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước nước ngoài. Một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng là vấn đề xung đột phát luật[3] nên LHNGĐ Việt Nam năm 2000 đã xây dựng được một số quy phạm xung đột[4], mục đích là giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xác định hệ thống văn bản được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Cần lưu ý rằng, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không chỉ được điều chỉnh tại Chương XI của LHNGĐ Việt Nam năm 2000 mà còn được điều chỉnh ở các quy định khác của Luật như các quy định về điều kiện kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giải quyết ly hôn… và hệ thống các văn bản khác có liên quan như Bộ luật dân sự 2005, Luật Quốc tịch 2008, Luật Cư trú 2006, Bộ luật tố tụng dân sự 2004,... Ngoài các văn bản luật này, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh tại các văn bản hướng dẫn sau:
- Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị định số 158/2005/NĐ–CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch;
- Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;
- Chỉ thị 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Chỉ thị 05/2003/CT-UB ngày 20/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 68/2002/CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
Như vậy, có thể nhận thấy trong hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành LHNGĐ, phần nội dung về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được ban hành tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ, toàn diện.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ giải quyết ly hôn
- dịch vụ giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
- dịch vụ giải quyết ly hôn với người nước ngoài
- dịch vụ ly hôn
- giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
- giải quyết ly hôn với người nước ngoài
- kết hôn có yếu tố nước ngoài
- ly hôn có yếu tố nước ngoài
- ly hôn với người nước ngoài
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn thuận tình ly hôn
- tư vấn và giải quyết ly hôn
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Không về Việt Nam, có được xét xử ly hôn?
- Hỏi về dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Thời gian giải quyết "ghi chú ly hôn" và "đăng ký kết hôn"
- Giải quyết ly hôn đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Quyền của chủ tài sản khi chung sống như vợ chồng với người khác
- Thủ tục và thời gian việc xét xử ly hôn theo yêu cầu một bên?
- Tư vấn thủ tục, hồ sơ ly hôn
- Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương khi không biết rõ địa chỉ của bị đơn?
- Thủ tục ly hôn với người vợ đã bỏ đi từ lâu?
- Tôi muốn ly hôn cần làm những thủ tục gì?