Ly hôn khi một bên không đồng ý

ly-hon-ko-dong-y-1benTôi lập gia đình được 3 năm và có một cháu gái 2 tuổi. Gần đây quan hệ vợ chồng rất căng thẳng do anh ấy có tình nhân. Dù tôi nhiều lần khuyên nhủ song anh ta vẫn tiếp tục mối quan hệ bất chính, Tôi đã làm đơn ly hôn nhưng chồng tôi không chịu ký. Tôi phải làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân này và đảm bảo được quyền lợi của mình và con?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Pháp luật đã qui định rõ và gọi đây là những Vụ án ly hôn(gọi là đơn phương ly hôn, hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên – điều 91 Luật HNGD).

Nếu chồng bạn không chấp nhận ký vào làm đơn ly hôn thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC.

Trong quá trình giải quyêt nếu hòa giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành. Và giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng chưa quy định, nhưng đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Theo quy định tại khoản 1 điều 89 Luật hôn nhân và gia đình về căn cứ cho ly hôn, tòa án sẽ xem yêu cầu ly hôn của bạn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong quá trình giải quyết Tòa án sẽ giải quyết tài sản của vợ chồng theo,K1 điều 95LHNGD, về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn là do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được quy định tại điều 92 Luật hôn nhân và gia đình, hai bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án sẽ giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN