Thuận tình ly hôn ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Điều 90 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định”.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và thỏa thuận được với nhau về con chung, tài sản chung (nếu có), theo quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS, đây là loại việc dân sự và cho đến khi chưa có quy định nào khác thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải về yêu cầu ly hôn (còn con cái, tài sản các đương sự đã tự thỏa thuận được không phải hòa giải). Trong trường hợp Toà án hoà giải đoàn tụ không thành, thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành. Sau đó Tòa án tiến hành tổ chức phiên họp giải quyết việc dân sự (không phải mở phiên toà) khi có đủ các điều kiện sau đây: Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong trường hợp cụ thể này là hợp pháp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. Các bên phải thỏa thuận được về án phí.
Trong thực tiễn, có Thẩm phán thấy đương sự thỏa thuận thì lập biên bản sau đó ra quyết định công nhận sự thỏa thuận mà không xem xét, kiểm tra, đánh giá thỏa thuận đó có căn cứ, có hợp pháp hay không, thỏa thuận đó có cụ thể, rõ ràng chưa… nên dẫn đến vợ chồng thỏa thuận cả tài sản có liên quan đến quyền của sở hữu chủ khác; tài sản đã đưa đi thế chấp, bảo lãnh, một bên đã bán tài sản đó cho người khác, nhưng nội dung thỏa thuận không đề cập gì đến quyền lợi của những người này hoặc thỏa thuận nhằm trốn tránh nghĩa vụ mà vẫn được Thẩm phán ra quyết định công nhận là sai lầm nghiêm trọng.
Sau khi thụ lý việc dân sự về hôn nhân và gia đình, các đương sự lại tranh chấp. Nếu trong quá trình thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, các đương sự lại thay đổi ý kiến, không thỏa thuận, thống nhất được với nhau về các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết; nói một cách khác là hai bên lại tranh chấp thì Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng của vụ án hôn nhân và gia đình theo thủ tục chung.
Khi hai bên thỏa thuận được cả ba quan hệ nói trên, nhưng không thỏa thuận được về án phí, Tòa án vẫn phải đưa vụ việc đó ra xét xử. Đối với phần đương sự đã thỏa thuận được thì ghi nhận sự thỏa thuận đó trong bản án, đối với phần không thỏa thuận được, Tòa án sẽ tiến hành xét xử.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ giải quyết thuận tình ly hôn
- giải quyết ly hôn thuận tình
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- thuận tình ly hôn
- tư vấn luật uy tín
- tu van luat uy tin
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Ly hôn, con dưới 3 tuổi có chắc mẹ được nuôi?
- Ly hôn khi một bên không đồng ý
- Thủ tục ly hôn khi một bên không chấp thuận?
- ly hôn với chồng nhưng chồng ko đông ý
- Vợ muốn ly hôn đơn phương nhưng tôi không đồng ý
- Không cần thẻ xanh vẫn có thể kết hôn
- Chồng muốn ly hôn nhưng vợ phản đối, làm thế nào?
- Đơn phương xin ly hôn đơn phương khi đang có thai
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước cho thuê khi ly hôn
- Thủ tục giải quyết ly hôn năm 2014