Tôi có được quyền yêu cầu chồng đóng tiền nuôi con không?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Chúng tôi có một con năm nay 4 tuổi, tôi và chồng cùng thống nhất để tôi nuôi con. Tuy nhiên, anh ấy nói sẽ không cấp dưỡng cho con. Vậy, tôi có được quyền yêu cầu chồng đóng tiền nuôi con không?Lương của chồng tôi là 15 triệu đồng/tháng. Tôi muốn biết bảng phí quy định cấp dưỡng nuôi con như thế nào? Xin cảm ơn.
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Tại Khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (LHNGĐ) quy định: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”. Tại Điểm a,b Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “a.Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con bạn sau khi ly hôn. Nếu chồng bạn không tự nguyện, bạn có quyền yêu cầu chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi cháu bé, việc yêu cầu bạn có thể đề nghị trực tiếp trong đơn xin ly hôn.
Hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về tiền cấp dưỡng nuôi con cụ thể là bao nhiêu tiền, tuy nhiên theo quy định tại điểm b nêu trên thì tiền cấp dưỡng nuôi cháu bé sẽ bao gồm: chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết ly hôn dịch vụ ly hôn đơn phương
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn
- tu van ly hon don phuong
- tu van ly hon thuan tinh
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động
- Không ly hôn có được chia tài sản chung?
- Không phải vợ chồng có được đứng tên chung sổ đỏ ?
- Thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
- Vợ chồng có thể chia một phần tài sản chung?
- Chia tài sản khi ly hôn như thế nào?
- Văn bản thỏa thuận về tài sản giữa các đồng sở hữu, giữa vợ và chồng
- Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
- Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản và vấn đề thừa kế phát sinh
- Chia tài sản chung khi hôn nhân vẫn tồn tại