Xóa tên cha trong giấy khai sinh của con khi ly hôn

xoa-ten-cha-trong-giay-khai-sinh-con-khi-ly-honTôi đã ly hôn và hiện giờ đang nuôi con nhỏ 16 tháng tuổi. Cho tôi hỏi trong trường hợp cha của bé không làm tròn nghĩa vụ trợ cấp như tòa đã ra quyết định thì tôi sẽ làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giúp đỡ phải không? Nhưng trong đơn có phần địa chỉ và nơi làm việc của người phải thi hành án, phần này cha của bé mới chuyển nơi làm việc và địa chỉ nên tôi không biết thông tin. Nếu trong trường hợp cha của bé không chịu cấp dưỡng theo quyết định của thi hành án thì tôi có được xóa bỏ phần tên cha trong giấy khai sinh của bé không?

 

 Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo Khoản 2, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. (Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)

Trường hợp của bạn nêu, khi ly hôn tòa án đã giải quyết việc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án (cấp dưỡng nuôi con) thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án, quyết định của tòa án.

Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; Ngày, tháng, năm làm đơn; Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan. (Điều 31 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014).

Trường hợp người phải thi hành án chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện các thủ tục niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Luật thi hành án.

Vấn đề bỏ tên người cha trong giấy khai sinh: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Việc thay đổi, cải chính những nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh được thực hiện theo Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo Nghị định trên thì phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch bao gồm: Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, những cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự; Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký. Theo đó, phạm vi thay đổi, cải chính không bao gồm việc xóa tên người cha trong giấy khai sinh của con. Việc bạn yêu cầu xóa tên người cha trong giấy khai sinh của con đồng nghĩa với yêu cầu không công nhận quan hệ cha con của con bạn và người cha là không phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật cũng không có quy định xóa bỏ phần tên người cha trong giấy khai sinh của con khi người cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Do vậy, yêu cầu của bạn về xóa bỏ tên người cha trong giấy khai sinh của con là không có cơ sở pháp lý để giải quyết.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”