Nghĩa vụ trả nợ chung khi vợ chồng ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Năm 2007 vợ chồng anh hai của em cùng ký tên vay nợ ngân hàng để gắn đồng hồ nước sạch cho sinh hoat gia đình (vay 5 năm). Sau đó hai anh chị ly hôn (có quyết định của tòa án) và người anh hai em đi lấy vợ nơi khác sinh sống nhưng vẫn thường xuyên về nhà cũ. Nhà cũ vẫn để cho người vợ cũ ở để buôn bán và có thêm thu nhập từ việc cho thuê 04 căn phòng trọ (tài sản chưa chia).
Trước khi đi, anh hai thỏa thuận với người vợ cũ có để lại một số tiền (hơn 50% số tiền vay nợ) để người vợ cũ thanh toán nợ khi đến hạn.Tuy nhiên người vợ cũ không chịu thanh toán và cũng không thông báo việc này cho người anh của em. Đến thời điểm này người anh của em mới nhận được thông tin từ ngân hàng thông báo nợ đã quá hạn buộc ngân hàng phải dùng đến việc cưỡng chế.
Như vậy, em muốn hỏi:
1. Việc trả nợ này chỉ có riêng mình anh của em chịu hay có cả người vợ cũ chịu trách nhiệm (trên giấy vay nợ người vợ cũ ký tên trong phần người thừa kế)?
2. Để yêu cầu người vợ cũ phải thanh toán thì phải áp dụng cách nào để giải quyết?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo như bạn trình bày thì việc vay nợ ngân hàng để gắn đồng hồ nước sạch cho sinh hoạt gia đình, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Như vậy, nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này là nghĩa vụ chung của vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau liên đới thực hiện trả nợ.
Nếu vợ chồng đã ly hôn mà không thỏa thuận được về việc xác định phần giá trị mà mỗi người phải trả nợ thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- cách chia tài sản khi ly hôn mới nhất
- chia tài sản khi ly hôn
- chia tài sản khi ly hôn như thế nào
- chia tài sản ly hôn
- luat su
- luat su uy tin
- nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn
- phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
- quyền thừa hưởng tài sản của vợ khi ly hôn
- tu van ly hon tranh chap tai san
- tư vấn thủ tục ly hôn
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- xác định tài sản chung khi ly hôn
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chồng vay tiền vợ có nghĩa vụ trả nợ thay chồng không
- Chồng có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho vợ không
- Vợ ký giấy vay nợ chồng có trách nhiệm gì
- Vợ chồng đã ly hôn thì có phải trả nợ chung trước đó không
- Trách nhiệm liên đới trả nợ chung sau ly hôn
- Ly hôn thì có phải trả nợ chung trước đó không
- Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Nghĩa vụ liên đới trả nợ chung giữa hai vợ chồng khi ly hôn
- Phân chia nợ chung vợ chồng và giành quyền nuôi con khi ly hon
- Thủ tục đơn phương ly hôn khi không có đủ giấy tờ hợp lệ