Muốn từ chối cấp dưỡng cho con sau li hôn

Kính mong luận sư tư vấn một vấn đề liên quan đến chuyện li hôn khi đang mang thai. Hiện tôi đang có thai hơn 3 tháng, và mới nộp đơn xin li hôn. Trước đây, để tôi phải nộp đơn li hôn, chồng tôi đã hết lần này đến lần khác muốn đứa con này phải chết để không bị ràng buộc và được li hôn. Khi tôi có nguy cơ xẩy thai, anh ấy cũng không buông tha cho hai mẹ con tôi mà còn nguyền rủa cho tôi bị xầy thai.

Tôi giữ đứa bé này hoàn toàn là do sự cố gắng của tôi và gia đình tôi. Vì vậy, trong đơn li hôn tôi đã từ chối mọi trách nhiệm cũng như việc cấp dưỡng nuôi con của anh ấy. Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn cho tôi về quyền của tôi trong trường hợp này.

Tôi phải làm gì để sau này anh ấy không làm phiền hai mẹ con tôi?. Hiện tôi có công việc và thu nhập ổn định. Gia đình tôi cũng đứng ra nhận trách nhiệm nuôi đứa bé. Tôi có quyền từ chối cấp dưỡng hay không, và sau khi li hôn, nếu tôi không đồng ý thì anh ấy có quyền đứng tên trong khai sinh cùa con hay không? Tôi không muốn sau này hai vợ chồng lại tranh chấp quyền nuôi con. Xin nói thêm là từ khi tôi có thai anh ấy không chu cấp cũng như có trách nhiệm gì cả. Hai vợ chồng làm việc tại 2 thành phố khác nhau nên tôi phải tự lập hoàn toàn.

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn luật như sau:

1. Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng

Điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn đến khi đứa trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc con thì cũng có quyền từ chối việc cấp dưỡng của chồng bạn.

2. Xác định con chung

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng (điều 63 Luật HNGĐ; mục 5 NQ02/2000 HĐTP).

Khoản 2 Điều 21 NĐ70/2001/NĐ-CP cũng quy định: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người.”

Do vậy, con của bạn sinh ra mặc nhiên là con chung của vợ chồng bạn nên đứa con của bạn sinh ra sẽ được ghi tên chồng bạn là bố đẻ của cháu bé trong Giấy khai sinh. Nếu bạn dùng cách nào đó để không ghi tên chồng bạn vào giấy khai sinh của con bạn thì thiệt thòi nhất vẫn là con bạn.

Việc từ chối cấp dưỡng cho con và không ghi tên chồng vào trong giấy khai sinh của con không làm mất quyền nuôi con sau khi ly hôn của chồng bạn (Nếu giám định AND cho kết quả là đứa trẻ không phải là con đẻ của chồng bạn thì chồng bạn mới mất quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.).

Khoản 2, Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình quy định: Khi ly hôn thì con dưới 3 tuổi sẽ do mẹ trực tiêp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau 3 tuổi nếu bạn nuôi con không tốt thì chồng bạn vẫn có thể khởi kiện để tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Điều 93 luật hôn nhân và gia đình.

Do vậy, bạn hãy cân nhắc để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cuộc hôn nhân của bạn, đừng để đứa trẻ trở thành nạn nhân của sự trả thù, giành giật.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”