Bị cản trở quyền thăm con phải làm sao

bi-can-tro-quyen-tham-con-phai-lam-saoTôi ly dị vợ đuợc 1 năm và có 1 cháu nhỏ gần 4 tuổi. Tòa quyết quyền nuôi con thuộc về vợ và tôi có quyền thăm nuôi hàng tháng. Mọi điều đó tôi đều chấp hành không phải vì đó là trách nhiệm, mà quan trọng hơn hết, đó còn là vì tình thuơng tôi muốn dành cho con gái mình. Ban đầu tôi và vợ thống nhất là cuối tuần tôi sẽ ghé nhà ngoại đón cháu về chơi, cho đến chiều tối thì chở cháu trở về nhà ngoại. Nhưng có điều mỗi lần tôi tới thăm hoặc đưa cháu về nhà nội chơi đều gặp khó khăn do bà ngoại của cháu không cho phép vì có thành kiến với tôi. Mẹ của cháu thì không muốn cãi lời mẹ nên đành xuôi theo.

Đã khoảng 5 tháng rồi, tôi chưa thể gặp con... Ban đầu do nóng giận cho nên tôi định sẽ không ghé thăm con nữa, để chiều theo ý bà ngoại của cháu, để gia đình bên ấy có thể cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa con gái và tôi. Nhưng tình cảm tôi dành cho con mình quá lớn nên không thể làm vậy, tôi rất nhớ con gái mình và muốn có thể đựợc thăm con... Xin hỏi tôi có thể nhờ đến pháp luật can thiệp đuợc không? và phải làm thế nào?

Rất mong đuợc sự tư vấn của luật sư ! Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, việc gia đình vợ bạn cản trở quyền thăm con của bạn là vi phạm pháp luật. Bạn có thể trao đổi trước với gia đình trước khi quyết định nộp đơn đến toà án để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”