Tư vấn về trợ cấp nuôi con sau ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hai chúng tôi đã tổ chức đám cưới và sau 4 tháng chung sống như vợ chồng tôi đã làm đơn ly hôn (không có giấy đăng ký kết hôn). Tòa án đã quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng của chúng tôi (Khi ra tòa là lúc tôi đang có bầu và chồng tôi công nhận đó là con của chồng tôi, hiện cháu đã được 8 tháng tuổi; giấy khai sinh vẫn có đầy đủ họ tên cha và mẹ).
Hiện nay, tôi đang là người nuôi dưỡng cháu. Vậy tôi muốn hỏi: tôi có thể đòi tiền phụ cấp nuôi con được không và quyền nuôi con của tôi có bị ảnh hưởng gì không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Quan hệ vợ chồng của anh chị là không hợp pháp
Tòa án không công nhân quan hệ vợ chồng của hai anh chị là đúng với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vì khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng …”.
Thứ hai: Chồng chị vẫn phải có nghĩa vụ đối với con chung của hai anh chị
Tuy nhiên, Luật cũng có quy định về bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, theo đó “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan” (khoản 2 Điều 68).
Đồng thời, theo quy định tại Điều 15 Luật này thì quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Vì vậy:
– Về nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con: hai anh chị đều có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng cháu và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (khoản 2 Điều 82). Chị có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.
– Về quyền nuôi con: về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Tuy nhiên, vợ, chồng có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thế nào là kết hôn giả
- Xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn
- Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản nào
- Thủ tục ly hôn khi vợ mang thai như thế nào
- Sống chung với người khác và có con có xin được giấy xác nhận độc thân
- Vợ hai có được chia tài sản là căn nhà chung từ vợ trước không
- Thủ tục chuyển hộ khẩu từ nhà chồng về nhà mẹ đẻ như thế nào
- Nhà xây trên đất của bố mẹ vợ khi ly hôn có được chia tài sản
- Có được xác lập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng không