Có thể thôi cấp dưỡng cho con được hay không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi ly hôn đã được 2 năm, con tôi hiện nay đã 8 tuổi và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tôi muốn đưa con sang Đức sinh sống nhưng pháp luật Đức yêu cầu tôi phải toàn quyền nuôi con.
Tôi muốn hỏi pháp luật Việt Nam có quy định nào hạn chế, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha với con hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng con
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Như vậy, người cha không trực tiếp nuôi con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con mình.
Thứ hai: Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, nếu con chị thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì cha cháu sẽ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với con trong khoảng thời gian sau đó.
Thứ ba: Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt nếu chị có đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con
Theo hướng dẫn tại khoản a Điều 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của cha, mẹ sau khi ly hôn như sau:
“Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.”
Như vậy, nếu như chị không yêu cầu cha cháu bé phải cấp dưỡng là tự nguyện, chị có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc cha cháu phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vợ chồng được phép sinh bao nhiêu con
- Đăng ký kết hôn cần phải làm những thủ tục gì
- Chia tài sản chung khi chưa đăng ký kết hôn
- Thủ tục xác nhận quan hệ cha con khi chưa đăng ký kết hôn
- Không đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng cho con
- Quyền bình đẳng của cha mẹ về vấn đề nuôi con sau khi ly hôn
- Đăng ký kết hôn ở nơi tạm trú được không
- Người Việt có thể đăng ký kết hôn ở nước ngoài được không
- Chia tài sản ly hôn như thế nào nếu chồng là người nước ngoài
- Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết như thế nào