Nếu bên vay không trả được nợ và việc xử lý tài sản của con nợ quy định như thế nào?

ben-vay-ko-tra-noKhi bên vay không trả được nợ đến hạn cho bên cho vay, người cho vay có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền và yêu cầu xử lý tài sản của bên vay để đảm bảo thanh toán nợ cho mình, cụ thể như sau:

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) người khởi kiện dân sự có quyền nộp đơn tại Tòa án để yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tòa án sẽ

a. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án không thuộc thẩm quyền thì

b. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác

c. Trả lại đơn khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong trường hợp người khởi kiện đã nộp đủ hồ sơ khởi kiện nhưng Tòa án không thụ lý thì người khởi kiện có quyền khiếu nại yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình.

Như vậy, trường hợp bên vay không trả được nợ khi đến hạn, thì người cho vay có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến yêu cầu đòi tiền.

2. Xử lý đối tài sản của con nợ

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án (Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự). Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 BLTTDS gồm có

- Kê biên tài sản đang tranh chấp.

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

Quyền của chủ tài sản còn bị hạn chế trong trường hợp: Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 16 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự).

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN