Ủy quyền thực hiện nghĩa vụ từ nhà ở được thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ông bà nội tôi có một căn nhà, có sổ hồng đứng tên của cả ông bà. Năm 2002, bà nội tôi mất và không để lại di chúc. Năm 2007, ông nội tôi đến phòng công chứng số 1 để lập di chúc cho em họ của tôi (đang sống ở Đức) toàn bộ phần sở hữu của ông là ½ căn nhà này.
Khi ấy em họ tôi vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam. Năm 2010 ông nội tôi mất. Hiện nay em họ tôi cũng đã nhập quốc tịch Đức.
Em họ tôi muốn ủy quyền cho tôi được thay mặt em để thực hiện những việc liên quan đến các thủ tục pháp lý cần thiết cũng như thay mặt em đứng tên sở hữu tài sản và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của nhà nước về tài sản mà em được thừa kế. Xin vui lòng hướng dẫn tôi thủ tục để khai nhận thừa kế đối với trường hợp của em tôi.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Theo nội dung thư bạn trình bày, em họ bạn là người thừa kế theo di chúc của ông bạn, nhưng do em bạn đã nhập quốc tịch Đức, là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nên để được sở hữu ½ căn nhà thì theo quy định tại Điều 126 Luật Nhà ở về người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây mới được sở hữu nhà ở và được cấp giấy chứng nhận:
1. Người có quốc tịch Việt Nam;
2. Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên;
3. Người gốc Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.
Trong trường hợp người em họ của bạn hội đủ các điều kiện như quy định nói trên thì được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ngược lại, em họ bạn chỉ được hưởng giá trị thừa kế theo quy định.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại Văn phòng công chứng. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo quy định tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP gồm di chúc, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở, và bản sao giấy tờ tùy thân (hộ chiếu).
Trong trường hợp em họ bạn không thể về Việt Nam để tiến hành thủ tục này, em họ bạn có thể thực hiện việc ủy quyền cho bạn trực tiếp, thay mặt mình để thực hiện việc khai di sản thừa kế và đại diện em họ bạn ghi tên trên GCN QSH.
Thủ tục lập văn bản ủy quyền được tiến hành tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- làm sổ đỏ
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- tách sổ đỏ
- tranh chấp đất đai
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
- Nếu bên vay không trả được nợ và việc xử lý tài sản của con nợ quy định như thế nào?
- Đòi lại tiền trong khi người nhận tiền không thực hiện được công việc theo thỏa thuận ?
- Tranh chấp đất ở, đất trồng lúa?
- Có giấy chứng nhận quốc tịch VN đã được mua nhà trong nước chưa?
- Sống ở nước ngoài và có hộ chiếu VN thì mua nhà được không?
Thông tin luật cũ hơn
- Người Việt sang Mỹ định cư: có được đứng tên sở hữu nhà ở Việt Nam?
- Người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Việt kiều bán nhà được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài không?
- Người nước ngoài không được mua nhà ở Việt Nam để cho thuê
- Việt kiều Mỹ muốn mua nhà ở tại Việt Nam
- Hợp thức hóa nhà khi Việt Kiều nhờ em vợ đứng tên
- Việt Kiều nhờ người khác đứng tên mua Bất động sản
- Có thể chuyển quyền sử dụng đất cho Việt kiều không?
- Việt kiều nhờ người trong nước đứng tên mua nhà, đất
- Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai