Quyền lợi đối với nhà đất của cha mẹ để lại

quyen-loi-dat-cha-me-de-laiBố mẹ tôi có 4 người con. Năm 1973 gia đình tôi cùng tạo dựng mảnh đất có diện tích 500m2 và căn nhà gỗ tại TP H. Năm 1980, anh cả tôi lấy vợ và về ở cùng bố mẹ tôi trên mảnh đất. Năm 1996 bố tôi qua đời không để lại di chúc, mẹ tôi vẫn còn sống và mong muốn 2 em tôi về sống và chia đất cho em tôi. Tuy nhiên, chị dâu cả không đồng ý.

Đến năm 2001 anh cả và chị dâu tôi đi làm sổ đỏ đã tự kê khai nguồn gốc đất là thổ cư do anh chị cả tôi tạo ra (trong khi đó nguồn gốc đất do bố mẹ tôi tạo dựng, có tên trên sổ 5b địa chính của phường) và mọi người trong gia đình tôi không hề hay biết. Năm 2006 mẹ tôi mất, trước khi mất có gọi anh chị cả tôi lại bảo chia đất cho em tôi, không để lại di chúc. Năm 2009 chúng tôi tổ chức họp gia đình phân chia tài sản, nhưng do anh cả tôi đã đứng tên sổ đỏ nên bảo các em không có quyền lợi nữa. Tôi không biết anh cả tôi đóng tiền thuế đất từ năm nào, cái này có ảnh hưởng gì đến việc khiếu kiện của chị em tôi hay không? Làm cách nào để anh em tôi bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

1. Việc anh chị bạn nộp tiền thuế đất có ảnh hưởng gì đến việc khiếu kiện của bạn hay không

Có thể khẳng định ngay việc anh chị bạn đã nộp tiền thuế đất không có ảnh hưởng gì đến việc khiếu kiện của chị em bạn bởi vì:

Thứ nhất, theo các văn bản về thuế nhà đất: Nghị định số 661-TTg ngày 12/01/1956 của Thủ tướng Chính phủ về thuế thổ trạch; Pháp lệnh Thuế nhà đất các năm 1992, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12… đều không có quy định bắt buộc người đóng thuế phải là chủ sử dụng đất, mà chỉ có quy định người đóng thuế là người đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất đó (trong trường hợp còn có sự tranh chấp hoặc chưa xác định được quyền sử dụng đất, thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất là đối tượng nộp thuế đất). Như vậy, không có quy định nào buộc người nộp thuế phải là chủ sở hữu quyền sử dụng đất.

Thứ hai, về quyền khiếu kiện của chị em bạn. Điều 139 Luật Đất đai quy định: Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nếu có căn cứ cho rằng việc sử dụng đất của anh chị bạn là không hợp pháp và việc kê khai nguồn gốc sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng thực tế thì chị em bạn có quyền tố cáo hành vi đó. Việc giải quyết cụ thể như thế nào thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Việc anh chị em bạn đòi quyền lợi đối với nhà đất

Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất là do bố mẹ bạn tạo dựng và trên sổ 5b địa chính của phường có tên bố mẹ bạn. Như vậy, mảnh đất đó có nguồn gốc sử dụng là do bố mẹ bạn tạo dựng và đã được cơ quan địa chính ghi nhận. Anh chị em bạn có thể căn cứ vào việc ghi nhận của địa chính phường và có thể thu thập thêm những căn cứ khác (như giấy tờ về việc nhận chuyển nhượng mảnh đất đó trước đây của bố mẹ bạn nếu có, giấy tờ về việc bố mẹ bạn nộp thuế nhà đất từ trước khi anh bạn lấy vợ…) để chứng minh mảnh đất đó là của bố mẹ bạn.

Khi có đầy đủ các căn cứ để chứng minh và được cơ quan có thẩm quyền công nhận mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn thì anh chị em bạn có thể đòi được quyền lợi cho mình. Cụ thể, mảnh đất nếu được công nhận thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn thì nay khi bố mẹ bạn đã chết, quyền sử dụng đất đó sẽ được chia đều cho các anh em của bạn (vì bố mẹ bạn không để lại di chúc).

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN