Thế chấp sổ đỏ khi không có sự đồng ý của chủ sử dụng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một căn nhà đã đứng tên sổ đỏ của tôi . Nhưng ba mẹ của tôi có vay tiền Ngân Hàng với thế chấp là chiếc xe oto INOVA sau đó cáp thêm chiếc sổ đỏ của tôi vào để làm tin , nhưng không có sự đồng ý của tôi và tôi không hề biết chuyện này . Tuy không phải vay nhà nhưng sổ đỏ đó Ngân hàng đang giữ . Hiện tại nợ lãi ngân hàng đã lên đến 50 triệu và sắp đưa vào lãi xấu . Nếu như không có khả năng chi trả thì căn nhà sẽ như thế nào , và tôi người đứng tên chủ sở hữu căn nhà muốn lấy lại sổ đỏ thì phải làm sao . Ngân hàng và ba me tôi có sai không và chịu trách nhiệm như thế nào nếu như tôi đưa ra tòa . Kính mong các luật sư tư vấn dùm . Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Tôi đang thắc mắc nếu bạn không đồng ý về việc thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng thì ngân hàng không thể thực hiện được thủ tục thế chấp bởi lẽ theo quy đinh của Luật đất đai quy định thủ tục đăng ký thế chấp, quyền sử dụng đất rất là chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng chứ ngân hàng không dại gì đi nhận thế chấp sổ đỏ mang tên người khác để sau này mất đi việc thanh toán của chính người thế chấp. Trong việc thế chấp sổ đỏ ngân hàng thì Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ). Trên hợp đồng thế chấp này nhất thiết phải có chữ ký của chủ sở hữu là bạn nếu bạn không có ký tá gì trên toàn bộ giấy tờ này thì trình tự thủ tục ngân hàng đã làm sai.
Hồ sơ thế chấp này được nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì quy trình của nó như sau: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng; trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
Như vậy từ những căn cứ của điều luật nêu trên thì việc bố mẹ bạn đã lấy sổ đỏ của gia đình đi cầm cố, thế chấp để vay tiền mà không được sự đồng ý của bạn là không hợp pháp. Vì vậy nên người nhận cầm cố, thế chấp cũng không thể làm đầy đủ các thủ tục theo quy của pháp luật về đất đai.
Vì không tuân thủ những quy định của pháp luật nên giao dịch giữa bố mẹ ban và ngân hàng là bất hợp pháp. Vì thế, nếu bạn muốn đảm bảo quyền lợi tối đa của mình thì bạn làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố việc giao dịch thế chấp giữa ngân hàng và bố mẹ bạn vô hiệu theo quy định tại điều 127, 128 bộ luật dân sự năm 2005.
Trong trường hợp nếu bạn đã ký vào hợp đồng thế chấp đó để đảm bảo cho việc bố mẹ bạn vay tiền thì sau khi gia đình bạn không trả được số nợ đỏ thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luat su tu van tranh chap nha dat
- tranh chap quyen dung dat
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chuyển nhượng Bất động sản không có chữ ký của vợ
- Quyền sử dụng đất ông, bà cho
- Xin tư vấn để thu hồi lại sổ đỏ
- Xin tư vấn về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đối tượng tranh chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Chuyển nhượng đất phi nông nghiệp
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là đối tượng khởi kiện không
- Người nước ngoài còn được sở hữu nhà ở khi ly hôn
- Thủ tục tách một phần đất ở như thế nào
- Luật sư giỏi giải quyết tranh chấp thừa kế