Pháp lý cho người nước ngoài và việt kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, và Người nước ngoài, chính thức được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam
Theo Luật nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014, các đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam . Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. (Vietkieu)
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 159 của Luật này
Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
2b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
Điều 10. Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong đó bao gồm:
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều 161. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
2c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Điều 162. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
2a) Đối với chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luat su tu van tranh chap nha dat
- thủ tục sang tên nhà đất cho việt kiều
- thủ tục việt kiều mua nhà đất tại việt nam
- tranh chap quyen dung dat
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- viet kieu co duoc mua nha o viet nam
- việt kiều mua nhà tại việt nam
- viet kieu so huu nha o viet nam
- điều kiện mua nhà của việt kiều
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thủ tục Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam
- Điều kiện mua nhà của Việt kiều
- Các trường hợp Việt Kiều được sở hữu nhà tại Việt Nam
- Tư vấn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hết hạn hợp đồng thuê đất, không ký phụ lục mà ký biên bản thỏa thuận thuê tiếp
- Phí khi đăng ký sang tên quyền sử dụng đất
- Chuyển nhượng đất từ năm 2008 nhưng giờ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Diện tích trên GCN quyền sử dụng đất và trong hồ sơ địa chính có sự chênh lệch
- Quyền của cá nhân sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình khi một thành viên ở nước ngoài