Tư vấn luật sang nhượng nhà đất

tu-van-luat-sang-nhuong-nha-datGia đình chị A có 3 anh chị em. Bố mẹ chị A có tài sản chung là một ngôi nhà. Năm 1989, bố chị A mất.

Sau khi bố mất, do hoàn cảnh gia đình cần vay tiền nên năm 2004 mẹ chị A đã làm thủ tục sang tên nhà đất cho chị C là người con út của gia đình. Việc này có sự đồng ý của cả 3 người con. Ngôi nhà bây giờ chỉ đứng tên chị C. Hỏi:

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

- Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Bộ luật dân sự năm 2005.

Bạn thân mến, thắc mắc của bạn có hai vấn đề lớn cần giải quyết như sau:

Thứ nhất: Về vấn đề sở hữu ngôi nhà:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có nêu rõ tài sản được thừa kế riêng , được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thì được xác định là tài sản riêng của vợ chồng( trừ trường hợp vợ hoặc chồng có sự thỏa thuận đồng ý nhập vào khối tài sản chung).

Theo thông tin bạn cung cấp thì chị C được mẹ chuyển quyền sỡ hữu ngôi nhà trong thời kì hôn nhân . Do đó, nếu chị C không có thỏa thuận với chồng là nhập ngôi nhà đó vào tài sản chung thì ngôi nhà này vẫn thuộc tài sản riêng của chị C. Và chị C ly hôn trong trường hợp này thì chồng chị C không được hưởng quyền lợi từ ngôi nhà.

Nếu chị C thỏa thuận với chồng là nhập ngôi nhà này vào khối tài sản chung thì khi ly hôn, chồng chị C vẫn được chia tài sản theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Thứ hai: vấn đề chia tài sản khi xảy ra tranh chấp:

Bố chị A mất năm 1989 và không để lại di chúc. Mẹ chị C đã thực hiện việc chuyển quyền sỡ hữu ngôi nhà sang cho chị C – đây là ý nguyện của mẹ chị C và đã được sự đồng ý của ba người con. Tuy nhiên, ý nguyện của mẹ chị C không phải là nội dung thể hiện của bản di chúc để lại. Trường hợp của chị C là trường hợp tặng cho bất động sản được quy định tại Điều 467 BLDS năm 2005. Do vậy, để chắc chắn ngôi nhà này thuộc quyền sỡ hữu của chị C thì giao dịch tặng cho ngôi nhà giữa mẹ chị C và chị C phải được thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký quyền sỡ hữu.

Nếu tới thời điểm sau này có tranh chấp xảy ra mà chị C vẫn chưa có công chứng, chứng thực hoặc đăng kí quyền sỡ hữu về ngôi nhà này thì ngôi nhà được chia theo quy định của pháp luật về phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 685 BLDS năm 2005 thì “những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia”. Theo đó, đối với trường hợp của gia đình là ngôi nhà thì khó có thể phân chia bằng hiện vật nên các con của chị A có thể thỏa thuận với nhau để bán ngôi nhà và các con của chị A nhận tiền tương đương phần thừa kế của mỗi người.

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN