Trẻ em có được quyền đứng tên trong sổ đỏ?

tre-em-co-duoc-quyen-dung-ten-trong-so-doTôi và vợ tôi đang hoàn thiện thủ tục ly hôn, chúng tôi có tài sản là một ngôi nhà trị giá 20 tỷ đồng. Hai chúng tôi thỏa thuận sẽ tặng cho con trai tôi mới 7 tuổi toàn bộ số tài sản đó.

Vậy con trai tôi có thể đứng tên trên sổ đỏ được không? Thủ tục như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất: Vấn đề tặng cho con tài sản là bất động sản

Con trai bạn mới 7 tuổi chính vì vậy, theo quy định của pháp luật thì con bạn sẽ phải được giám hộ và có người đại diện theo pháp luật để thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, theo quy định này của pháp luật, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho con trai bạn, con trai bạn cần có người đại diện theo pháp luật. Điều 141 Bộ luật Dân sự có quy định các trường hợp người đại diện theo pháp luật như sau:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Người giám hộ đối với người được giám hộ;

– Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

– Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

– Những người khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo pháp luật, vợ chồng bạn đều có thể là người đại diện theo pháp luật của con bạn. Tuy nhiên, bạn không thể tham gia một giao dịch dân sự với nhiều tư cách pháp lý: Vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện cho bên nhận tặng cho, bởi theo quy định tại Khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự, người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

Bởi những lí do trên, vợ chồng bạn là đồng chủ sở hữu căn nhà, thì bạn nên tìm một người có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho con bạn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Thủ tục tặng cho cho con chưa thành niên bất động sản

– Lập hợp đồng tặng cho ngôi nhà có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có người đại diện cho con bạn kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho (nếu là tài sản chung).

– Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

Như vậy, việc tên và cách ghi tên của người chưa thành niên được thể hiện trong giấy chứng nhận như thế nào là tùy thuộc cơ quan có thẩm quyền từng địa phương.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”