Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai là bao lâu

thoi-han-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-la-bao-lauGia đình tôi đang mở móng xây dựng nhà ở. Trước khi chúng tôi xây dựng Chủ tịch UBND thành phố đã ký giấy phép xây dựng. Bên cạnh đất của tôi có 1 lô cũng chưa xây dựng và đã phát đơn lên UBND phường kiện gia đình tôi đã xây dựng trên đất của ông ấy.

Trong khi đó ông ấy không hề biết lô đất của ông từ vị trí nào đến vị trí nào và cũng không hề có cắm mốc định vị, chỉ biết rằng lô đất của ông có một mặt là giáp ranh với đất của tôi. Cán bộ địa chính phường ra quyết định tạm đình chỉ công trình xây dựng của gia đình chúng tôi để giải quyết tranh chấp (mà không hề có ý kiến hoặc chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phường). Theo tôi được biết tranh chấp đất đai được giải quyết trong vòng 30 ngày (tính theo ngày làm việc). Vậy mà các cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian đến 2 tháng 14 ngày mới giải quyết. Thời gian kéo dài như trên đã làm thiệt hại cho gia đình chúng tôi không biết bao nhiêu tiền và sự khủng hoảng về tinh thần. Vì gia đình chúng tôi đã đổ toàn bộ vật liệu để xây dựng ngôi nhà trên mà trong thời gian đình chỉ, vật liệu bị mất và vào thời điểm mùa mưa, trời mưa dầm ròng rã suốt 2 tháng trời, cát, gạch đã mục hết. Sau khi các cấp có thẩm quyền giải quyết xong thì xác định gia đình chúng tôi không hề sai và cũng không có lấn chiếm đất và bảo tôi về tiếp tục xây nhà. Tôi trình bày vấn đề trên mong Quý cơ quan tư vấn cho tôi biết:

1. Cán bộ địa chính phường đình chỉ công trình xây dựng của tôi như thế là đúng hay sai? Cán bộ này có thẩm quyền đình chỉ khi chưa có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo phường hay không? (Vì giấy phép xây dựng của tôi là do Chủ tịch UBND thành phố ký quyết định cấp).

2. Chính quyền các cấp giải quyết tranh chấp như thế đúng hay sai? Khi kết quả cuối cùng gia đình chúng tôi phải hoàn toàn chịu thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần.

3. Tôi có thể kiện ra toà để được bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần mà tôi đã nêu trên không?

4. Trong khi tôi kiện ra toà để đòi lại công bằng và bồi thường vật chất thì tôi có bị tiếp tục đình chỉ xây dựng nhà ở nữa không?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại điều 16 và điều 17 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 thì:

“Điều 16. Thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình vi phạm

2. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền.

Điều 17. Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý trừ những công trình quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

2. Tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

3. Xử lý cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

4. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”.

Như vậy cán bộ địa chính xã (phường) không có thẩm quyền đình chỉ thi công khi không có quyết định đình chỉ thi công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường)

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Hoà giải tranh chấp đất đai như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Căn cứ vào quy định nêu trên Uỷ ban Nhân dân xã phường có trách nhiệm hoà giải tranh chấp đất đai, thời hạn 45 ngày giải quyết tranh chấp là 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Nếu UBND phường giải quyết không đùng thời hạn thì anh có thể làm đơn khiếu nại về việc chậm giải quyết. Trong trường hợp việc chậm trễ giải quyết gây thiệt hại cho gia đình anh, có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Toà án Nhân dân quận, huyện. Khi kiện đòi bồi thường thiệt hại anh vẫn được xây dựng bình thường, không bị đình chỉ xây dựng.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”