Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Em xin được bên phòng luật sư tư vấn một số vấn đề :
1. công ty khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của công ty ở afghanistan. Họ cần hợp đồng nhưng đồng thời cần con dấu và chữ ký của ministry of foreign affairs of Vietnam. Không biết bộ phận này là bộ phận nào và làm sao để có thể lấy dấu và chữ ký của bộ phận này ?
2. Ngoài ra bên công ty cũng muốn đang ký cho nhãn hiệu sư tử đỏ của sản phẩm nước tăng lực. Trước đây có đi đăng ký nhưng do tương tự với cùng nhãn hàng sản phẩm khác nên chưa đăng ký được, không biết bây giờ có thể đăng ký lại được không ?
3. Trong trường hợp không đăng ký bảo hộ được , nhưng khách hàng ở nước ngoài đã đăng ký rồi, thì việc công ty sản xuất để xuất cho khách hàng đó có được hay không ?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
1/ Ministry of foreign affairs of Vietnam là Bộ ngoại giao Việt Nam. Thủ tục họ cần chính là hợp pháp hóa/ chứng nhận lãnh sự hợp đồng để sử dụng ở nước ngoài.
Thủ tục hợp pháp hóa/ chứng nhận lãnh sự:
1. Phiếu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự theo mẫu số 01/HPH
2. Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có);
3. Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên;
4. Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân thân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).
Số bộ hồ sơ:01 (bộ)
2/ Nếu thương hiệu hoặc logo tương tự sản phẩm khác thì bạn không thể đăng ký bảo hộ được.
3/ Theo nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006:
Điều 29 quy định : "Thương nhân, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Thương mại cấp phép."
Điểm d, khoản 1 Điều 33 quy định về quyền, nghĩa vụ bên đặt hàng thì bên đặt hàng phải "Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá;"
Như vậy, nếu hàng hóa của bạn phù hợp quy định Pháp luật thì công ty bạn được sản xuất để xuất cho khách hàng. Trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu do bên đặt hàng chịu.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Xin phép tác giả quyền sử dụng sách
- Đăng ký logo bản quyền cho công ty
- Quyền chuyển giao quyền SHCN của chủ đối tượng SHCN
- Nhập khẩu bản quyền thiết kế
- Muốn đăng ký bảo hộ đối với vỏ chai rượu nhập khẩu thì phải làm những thủ tục gì
- Xử phạt kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng
- Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ
- Làm thế nào để tôi ngăn chặn và bảo vệ được công việc kinh doanh, thương hiệu, sản phẩm khỏi bị người khác gây khó khăn?
- Những thiệt hại do việc không đăng ký nhãn hiệu gây ra?
- Xin hỏi thủ tục cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?