Muốn đăng ký bảo hộ đối với vỏ chai rượu nhập khẩu thì phải làm những thủ tục gì
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Công ty chúng tôi đang sản xuất kinh doanh mặt hàng rượu vang. Chúng tôi nhập khẩu vỏ chai từ Trung Quốc và sử dụng từ lúc thành lập công ty cho đến nay. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng rượu có kiểu dáng vỏ chai giống của chúng tôi. Chúng tôi muốn bảo hộ đối với loại vỏ chai nhập này ở Việt Nam thì có được phép hay không? Để tránh bị nhầm lẫn cho sản phẩm của chúng tôi với sản phẩm của các doanh nghiệp khác và quy định của pháp luật hiện hành thì phải làm như thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Trước hết, bạn cần hiểu về khái niệm kiểu dáng công nghiệp là gì? Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng trang trí bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Các đối tượng không được bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp gồm:
- Kiểu dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
- Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang tính kỹ thuật.
Tài liệu yêu cầu khi bạn tiến hành bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:
1. Bản sao của Giấy uỷ quyền có thể được chấp nhận cho việc nộp đơn nhưng bản gốc phải được bổ sung trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn xác nhận của UBND phường hoặc xã nếu như người nộp đơn là cá nhân. Nếu người nộp đơn là công ty thì phải đóng dấu công ty, ghi rõ họ tên, chức vụ người ký;
2. Bản sao Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty/cá nhân đăng ký kinh doanh được công chứng.
3. 06 bộ ảnh chụp/bản vẽ, mỗi bộ gồm các ảnh/bản vẽ theo các hướng: phối cảnh, nhìn từ phía trước, nhìn từ phía sau,nhìn từ bên phải, nhìn từ bên trái, nhìn từ trên xuống, nhìn từ dưới lên.
4. Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, theo mẫu đính kèm, trong trường hợp tác giả Kiểu dáng công nghiệp không phải là người nộp đơn.
5. Bản mô tả vắn tắt kiểu dáng, trong đó có chỉ ra các đặc điểm khác biệt của kiểu dáng xin được bảo hộ;
6. Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (trong trường hợp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
Các thông tin yêu cầu khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam:
1. Ðịa chỉ, điện thoại, fax của công ty hoặc cá nhân có kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký, phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký
3. Họ tên, địa chỉ của tác giả sáng tác kiểu dáng công nghiệp
4. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm được chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp đang có ý định bảo hộ
5. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Liệt kê các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết kèm theo ảnh chụp/bản vẽ.
- Mô tả đầy đủ, chi tiết các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp như là: đường nét, màu sắc, hình khối, sự bố trí tương quan của kiểu dáng công nghiệp.
- Nêu sự khác biệt cơ bản giữa kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết và kiểu dáng công nghiệp xin đăng ký.
Các điểm cần lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Quyền ưu tiên dành cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn cho cùng một kiểu dáng công nghiệp. Việc sử dụng, quảng cáo, triển lãm sản phẩm được chế tạo theo kiểu dáng công nghiệp, trong nhiều trường hợp, là những chứng cứ quan trọng cho việc xin đăng ký và bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp. Đối với bản mô tả KDCN: phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của KDCN, phải phù hợp với bộ ảnh chụp hay bản vẽ và bao gồm các nội dung sau: như tên KDCN, chỉ số phân loại quốc tế, lĩnh vực sử dụng, các kiểu dáng tương tự đã biết, liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ, bản chất của KDCN (mô tả những đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN yêu cầu bảo hộ khác biệt với KDCN đã biết).
Đối với trường hợp của bạn, bạn có nhắc đến vấn đề trên thị trường đã sử dụng kiểu dáng công nghiệp này, kiểu vỏ chai này thì liệu bạn có khẳng định được tính mới của kiểu dáng hay không. Hơn nữa, bạn phải khẳng định được kiểu dáng này phía Trung Quốc đã bảo hộ hay chưa? Và kiểu dáng này là do ai sáng tạo ra.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Xử phạt kinh doanh hàng hoá quá hạn sử dụng
- Thủ tục tố cáo hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ
- Làm thế nào để tôi ngăn chặn và bảo vệ được công việc kinh doanh, thương hiệu, sản phẩm khỏi bị người khác gây khó khăn?
- Những thiệt hại do việc không đăng ký nhãn hiệu gây ra?
- Xin hỏi thủ tục cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
- Thời hiệu khiếu nại về quyền sở hữu trí tuệ
- Chủ thể được quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
- Chủ thể nào có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
- Điều Kiện bảo hộ sáng chế