Tư vấn trường hợp sử dụng tác phẩm khuyết danh
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chào luật sư ! Vừa qua trên mạng có lan truyền bài thơ Văn Tế Thập Loại Giáo Sư, là một bài thơ khuyết danh rất hay. Tôi là một nhà sưu tầm thơ nên muốn in và phát hành tập thơ khoảng 100 bài, trong đó có bài thơ khuyết danh trên. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là việc làm đó có trái quy định pháp luật hay không ? Nếu muốn sử dụng tác phẩm khuyết danh thì tôi phải làm những thủ tục gì ? Tôi xin cảm ơn luật sư.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
1. Xác định chủ sở hữu quyền tác giả của bài thơ:
Căn cứ pháp lý:
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: " Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố ".
Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định: " Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
a) Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
b) Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước."
Khoản 2 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung 2009 ) quy định: " Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định."
Áp dụng tình huống:
Trong tình huống của bạn, Bài thơ Văn Tế Thập Loại Giáo Sư là một tác phẩm khuyết danh lưu truyền trên mạng Internet, chưa được tổ chức, cá nhân nào quản lý. Theo Điểm a Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên, nó thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm. Việc bạn định sưu tầm và xuất bản tập thơ 100 bài, trong đó có bài thơ trên chính là sử dụng tác phẩm khuyết danh, vì vậy bạn cần tuân theo những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ khi xin phép sử dụng bài thơ.
2. Sử dụng tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu nhà nước:
Căn cứ pháp lý:
Điều 29 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước:
" 1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
a. Xin phép sử dụng;
b. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
c. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
3. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
Áp dụng tình huống:
Như những phân tích ở trên, bài thơ bạn muốn in là tác phẩm khuyết danh thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, để sử dụng bài thơ, bạn phải thực hiện các công việc sau:
+ Xin phép sử dụng tác phẩm;
+ Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính;
+ Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ lưu hành.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn đăng ký quyền tác giả với tác phẩm văn học
- Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá là lương thực
- Vi phạm bản quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Tư vấn trường hợp làm tem, nhãn giả
- Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm
- Luật sư giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ về bản quyền phần mềm
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của tòa án
- Lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại
- Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ
- Thế nào là quyền tác giả