Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá là lương thực

noi-dung-bat-buoc-the-hien-tren-nhan-hang-hoaNgoài những nội dung chính là tên hàng hoá; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; xuất xứ hàng hoá; Nhãn hàng hóa là lương thực cần phải có những nội dung bắt buộc bao gồm định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

1. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá nói chung:

Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

+ Tên hàng hoá;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

+ Xuất xứ hàng hoá.

Những nội dung này đã được Tư vấn Việt Luật phân tích trong bài viết, bạn đọc có thể tham khảo.

Ngoài nội dung trên tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. Theo đó, nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá là lương thực bao gồm định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng.

2. Định lượng hàng hoá:

Điều 15 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về định lượng hàng hoá như sau:

+ Hàng hoá định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.

+ Hàng hoá định lượng bằng số lượng thì phải ghi theo số đếm tự nhiên.

+ Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hoá thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hoá và định lượng tổng các đơn vị hàng hoá hoặc định lượng của từng đơn vị hàng hoá và số lượng đơn vị hàng hoá.

+ Cách ghi định lượng hàng hoá quy định tại Phụ lục I Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Theo đó, nếu hàng hóa là lương thực thì định lượng hàng hóa được tính bằng khối lượng tịnh.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN còn quy định về đơn vị đo lường định lượng hàng hóa như sau:

+ Một số đơn vị đo lường được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hoá:

- Đơn vị đo khối lượng: kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg). Dưới 1 kg thì dùng đơn vị g (ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5 kg); Dưới 1g thì dùng đơn vị “mg” (ví dụ viết 500mg mà không viết 0,5g).

- Đơn vị đo thể tích: lít (l), mililít (ml). Dưới một lít thì dùng đơn vị “ml” (ví dụ: viết 500ml mà không viết 0, 5 lít).

- Trường hợp hàng hoá ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo thể tích: Mét khối (m3), decimét khối (dm3), centimét khối (cm3), milimét khối (mm3). Dưới 1m3 thì dùng “dm3”, “cm3” hoặc “mm3”.

+ Một số đơn vị đo lường được dùng để thể hiện gián tiếp cho khối lượng tịnh, thể tích thực hoặc dùng để thể hiện trực tiếp diện tích, chiều dài:

- Đơn vị đo diện tích: Mét vuông (m2), Decimét vuông (dm2), Centimét vuông (cm2), Milimét vuông (mm2). Dưới 1m2 thì dùng “dm2”, “cm2” hoặc “mm2”.

- Đơn vị đo độ dài: Mét (m), Decimét (dm), Centimét (cm), Milimét (mm). Dưới 1m thì dùng đơn vị “dm”, “cm” hoặc “mm”.

+ Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hoá bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo. Ví dụ: Ghi là “gam” hoặc là “g”; ghi là “mililít” hoặc “ml”.

Theo đó, nếu hàng hóa là lương thực thì đơn vị đo lường có thể là gam, kilogam, yến, tạ, tấn,...

3. Ngày sản xuất, hạn sử dụng:

Điều 16 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản hàng hóa như sau:

+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản hàng hoá được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

+ Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.

+ Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.

+ Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.

+ Trường hợp hàng hoá bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất và hạn bảo quản mà nhãn hàng hoá đã ghi ngày sản xuất thì hạn sử dụng, hạn bảo quản được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất.

+ Ngoài ra, các hàng hóa đặc biệt được quy định về mốc thời gian tại Phụ lục II Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Theo đó, nếu hàng hóa là lương thực, mặt hàng là nông sản, ngũ cốc thì mốc hàng hóa là vụ thu hoặc hoặc ngày bao gói.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN còn quy định chi tiết về cách ghi mốc thời gian như sau:

+ "Ngày sản xuất", "hạn sử dụng", "hạn bảo quản" ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD”, “HBQ”.

+ Quy định cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản tại Điều 16 Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Ví dụ: ngày sản xuất là ngày 2 tháng 4 năm 2006, hạn sử dụng là ngày 2 tháng 10 năm 2008 thì trên nhãn ghi một trong các cách sau:

- NSX: 020406

HSD: 021008; hoặc

- NSX 02 04 06

HSD 02 10 08; hoặc

- NSX: 02042006

HSD: 02102008; hoặc

- NSX: 02 04 2006

HSD: 02 10 2008; hoặc

- NSX: 02/04/06

HSD: 02/10/08; hoặc

- NSX: 020406

HSD: 30 tháng; hoặc

- NSX: 020406

HSD: 30 tháng kể từ NSX.

+ Trường hợp không ghi được chữ "NSX", "HSD" cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là "020406 021008" thì trên nhãn phải ghi như sau: Xem NSX, HSD ở đáy bao bì.

+ Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài "NSX", "HSD" thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là "MFG 020406 EXP 021008" thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem "MFG" "EXP" trên bao bì.

+ Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm.

Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là "SX 02/06" hoặc "SX 02/2006" hoặc "Sản xuất tháng 02 năm 2006".

+ Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm.

Ví dụ: Sản xuất năm 2006 thì trên nhãn ghi là "Sản xuất năm 2006" hoặc "Năm sản xuất: 2006".

+ Hạn sử dụng theo còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates). Cách ghi đối với các hạn sử dụng này thực hiện như sau:

- Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD”.

- Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là "Sử dụng tốt nhất trước...". Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ "Sử dụng tốt nhất trước” ...

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN