Việc nhập khẩu cho con cái

nhap-khau-cho-conVợ chồng tôi đã sinh 1 cháu gái, tuy nhiên khi nhập khẩu cho cháu vào hộ khẩu của ông bà ngoại cháu (mẹ cháu có tên trong đó) thì gặp trục trặc mà chúng tôi không giải quyết được, đó là:

1. Khi làm thủ tục (các loại giấy tờ đầy đủ: đăng ký kết hôn, CMND của bố + mẹ, giấy khai sinh của cháu) thì cơ quan công an nơi mẹ cháu có hộ khẩu đòi hỏi phải có chứng nhận của cơ quan công an nơi bố cháu có hộ khẩu về việc cháu chưa nhập khẩu theo hộ khẩu của bố.

 

2. Vì đòi hỏi đó chúng tôi lại xin nghỉ việc để về xin chứng nhận chưa nhập khẩu cho cháu theo bố, nhưng cơ quan công an nơi bố cháu lại cho rằng "nhập khẩu đơn giản, cứ mẹ ở đâu thì con nhập khẩu về đó" và họ không "chứng nhận một việc không xảy ra tức là việc không xảy ra".

Vì sự mâu thuẫn đó nên chúng tôi đành bó tay và bây giờ cháu đã hơn 3 tuổi mà vẫn chưa được lnhập khẩu về đâu cả.

Kính mong Luật sư chỉ giùm cách giải quyết mâu thuẫn trong thủ tục để có thể nhập khẩu cho cháu, cháu sắp phải đến lớp đến trường rồi mà vẫn "là người nước ngoài" thế này thì thiệt thòi cho cháu quá.

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định của Luật cư trú số 81/2006/QH11 ngày 29/11/2006:

Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú              

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo quy định tại thông tư 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 01/07/2007:

1. Hồ sơ đăng ký thường trú

a) Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Bản khai nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số l07/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình).

Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của của cá nhân hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình hoặc người có sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.

Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.

b) Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể

Ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại điểm a nêu trên, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

- Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ; cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ.

- Người sống độc thân được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.

- Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

- Người sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về nước sinh sống có một trong các giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;

+ Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, kèm theo giấy tờ chứng minh được về Việt Nam thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kèm theo giấy tờ chứng minh được về nước thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy,theo quy định của Luật cư trú và hướng dẫn của Bộ công an về thủ tục đăng ký thường trú thì không có quy định loại giấy tờ mà bạn nói khi đăng ký thường trú cho trẻ em. Bạn có thể làm đơn xin xác nhận cháu bé không thường trú tại địa phương nơi bố thường trú thay vì xác nhận chưa nhập hộ khẩu theo hộ khẩu của bố hoặc làm đơn khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị nơi yêu cầu thêm giấy tờ mà không có trong luật định.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN