Nhà xây không phép có được hợp thức hóa?

xay-nha-lan-datDù nhiều nhà xây trái phép (không phép, sai phép) sau 1-7-2004 được cho tồn tại nhưng vấn đề có được cấp giấy hồng mới hay không thì các quận, huyện của TP.HCM đang có nhiều quan điểm khác nhau.

“Nhà vi phạm xây dựng nằm trong quy hoạch dân cư ổn định mà xây dựng sai phép về số tầng, diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận được phép tồn tại. Khi thực hiện quy hoạch 1/500, chủ đầu tư phải phá dỡ không điều kiện phần xây dựng sai phép”.

Đọc thêm...

Hợp thức hoá nhà xây trái phép?

hop-thuc-hoa-nha-xay-trai-phepSở Xây dựng đang chuẩn bị trình lên UBND TP.HCM dự thảo quyết định xử lý nhà xây dựng trái phép (gồm có nhà xây không phép và sai phép) sau ngày 1.7.2004. Nhiều ý kiến lo ngại chính quyền tiếp tục chạy theo sau để xí xoá và nhà trái phép lại được tồn tại như một sự thách đố!

Đọc thêm...

Chậm thu hồi hàng chục tỉ đồng nợ sử dụng đất

cham-thu-nha-dat(TNO) Đó là khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp vừa được UBND tỉnh Quảng Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sau gần 3 năm có kết luận thu hồi của Thanh tra Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31.8, kết quả thu hồi nợ sử dụng đất của doanh nghiệp kể từ khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ (số 94 ngày 24.1.2011) cho thấy nợ sử dụng đất còn rất lớn.

Đọc thêm...

Đòi nợ - Việc làm cần thiết của doanh nghiệp

huong-dan-doi-no-doanh-nghiepViết thư cho khách hàng

Kinh nghiệm làm việc của tôi trong lĩnh vực quản trị tín dụng cho thấy rằng, phần lớn các chuyên gia về quản trị tín dụng đều tránh viết thư cho khách hàng, mà nếu có viết thì không viết dài. Việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp trên thực tế đúng là hiệu quả hơn, nhưng trong một số trường hợp, chúng ta không thể tránh được, và chính trong những trường hợp đó, chúng ta phải soạn thảo thư “đòi nợ” hiệu quả nhất. Vậy những trường hợp đó là gì?  

Đọc thêm...

Vi phạm cam kết bán nhà, phải thường tiền cọc

boi-thuong-tien-dat-cocMới đây, TAND TP.HCM đã sửa án sơ thẩm, tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà LTN

(ngụ quận Tân Bình) buộc bà NTNH (bị đơn) phải trả cho bà gần 225 lượng vàng SJC (gồm 100 lượng vàng đặt cọc, 30 lượng vàng mượn thêm cộng khoản bồi thường) vì vi phạm cam kết. Đồng thời, tòa tuyên tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời là kê biên một căn nhà trên đường Trần Hưng Đạo (phường 6, quận 5) của bà H. để đảm bảo thi hành án.

Tháng 7-2008, bà N. đã đặt cọc cho bà H. 100 lượng vàng SJC để mua căn nhà nói trên với giá 400 lượng vàng SJC. Thời điểm này, nhà đã được thế chấp cho ngân hàng, chỉ còn hai tháng nữa đến hạn giải chấp nên hai bên thỏa thuận trong vòng sáu tháng, bà H. phải giải chấp nhà để làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà cho bà N. Sau đó, lấy lý do chưa đủ tiền giải chấp, bà H. bảo bà N. đưa thêm 30 lượng vàng nữa. Nhận vàng xong, bà H. không bán nhà, có dấu hiệu lẩn tránh nên bà N. khởi kiện. Hai cấp tòa sơ, phúc thẩm đã tuyên buộc bà H. phải trả cho bà N. tổng cộng gần 225 lượng vàng SJC.

Đọc thêm...