Tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp

tu-van-phap-luat-ve-quan-ly-noi-bo-doanh-nghiepQuản lý nội bộ doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động tốt đồng thời thực hiện được các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mình.Tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp tại Trí Tuệ Luật sẽ được luật sư chúng tôi giải đáp luật, hướng dẫn doanh nghiệp ứng xử đúng pháp luật với mục đich điều chỉnh mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong doanh nghiệp như các cổ đông, thành viên góp vốn,

Hội đồng quản trị, giám đốc, người lao động hoặc những người có liên quan khác và các biện pháp để những người này thực hiện được lợi ích của họ.

1/ Mục tiêu tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp

-          Bộ máy quản lý công ty gọn nhẹ, linh hoạt để giảm chi phí quản lý

Doanh nghiệp cần quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý doanh nghiệp phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết, tránh sự chồng chéo và đảm bảo cơ chế phối hợp, kiểm soát, giám sát hữu hiệu giữa các bộ phận.

-          Tổ chức quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng tham gia quản lý của các chủ sỡ hữu doanh nghiệp nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của họ.

-          Tổ chức quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty.

-          Tổ chức quản lý doanh nghiệp phải đảm bảo được vai trò độc lập và chế độ một thủ trưởng với vai trò trung tâm của Giám đốc điều hành.

2/ Nội dung tư vấn pháp luật về quản lý nội bộ doanh nghiệp

-          Tư vấn thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp

+ Loại hình doanh nghiệp ( hình thức pháp lý của doanh nghiệp)

+ Quy mô hoạt động và hình thức liên kết các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp: pháp nhân đọc lập hoặc tập đoàn, kinh doanh theo mô hình mẹ con và đa sở hữu.

+ Nguyện vọng của chủ sở hữu

-          Tư vấn về phân bổ quyền lực trong doanh nghiệp: chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sỡ hữu doanh nghiệp; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, cơ quan quản trị công ty; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc, Tổng Giám đốc…

+ Quy trình tư vấn thiết kế cơ cấu quản trị doanh nghiệp

B1: Khảo sát và đánh giá nhu cầu về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ

B2: Thiết lập mô hình cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp

B3: Chuyển giao sản phẩm tư vấn thiết kế cơ cấu quản trị doanh nghiệp cho khách hàng

-          Tư vấn hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp, bao gồm:

+ Các văn bản trong hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ, hồ sơ con dấu pháp nhân, số tài khoản của doanh nghiệp, danh sách các thành viên góp vốn, giấy ủy quyền…

+ Các văn bản mang tính quản lý nội bộ của doanh nghiệp: nội quy lao động, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, cảu Ban kiểm soát, của Ban điều hành…, quy chế tài chính, quy chế bảo mật thông tin kinh doanh….

+ Các văn bản mang tính sự vụ ( loại văn bản để giải quyết một công việc cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định chuyển công tác…)

-          Tư vấn trong việc kiểm soát các giao dịch lớn và giao dịch dễ phát sinh tư lợi

-          Tư vấn nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định của doanh nghiệp

+ Nguyên tắc hoạt động và qui trình ban hành Nghị quyết cảu Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông

+ Nguyên tắc hoạt động và qui trình ban hành quyết định của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

-          Tư vấn về phạm vi chịu trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp

+ Trách nhiệm dân sư

+ Trách nhiệm hình sựu