XÁC ĐỊNH LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Trí Tuệ Luật là nơi hội ngộ nhiều Luật sư, thạc sỹ luật, tiến sỹ luật, chuyên viên tư vấn pháp luật giỏi, có đạo đức hành nghề, lương tâm, và trách hiệm, hoạt động đa dạng nhiều lĩnh vực tư vấn pháp luật khác nhau như tư vấn pháp luật dân sự, tư vấn pháp luật doanh nghiệp, tư vấn pháp luật đầu tư, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, tư vấn pháp luật thừa kế, tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, tư vấn pháp luật kinh doanh thương mại, tư vấn pháp luật nhà đất….
TLLAW.VN tư vấn quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
A và B là hai anh em đồng hao. Một lần, A gặp B đi làm đồng về qua ngõ nhà mình, sẵn có ấm trà ngon nên A cố níu kéo mời B vào nhà mình uống trà. B một mực từ chối vì đang bận. Cậy mình to khoẻ, A vòng tay ôm hai chân B, vác B lên vai định “cưỡng chế” B vào nhà uống trà. B cố giãy giụa, A buồn cười quá nên tuột tay, làm B ngã, đầu cắm xuống đất. Bệnh viện án xác định B bị trấn thương đốt sống cổ, dẫn đến liệt toàn thân. Gia cảnh của A rất khó khăn.
– Ai có lỗi trong vụ việc trên?
Mặc dù A có ý tốt chỉ muốn mời B vào nhà mình uống trà và không cố ý gây thiệt hại cho B nhưng trong vụ việc này, A đã có lỗi vô ý gây thiệt hại cho B. Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: “vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại”. Việc B giãy giụa là phản ứng bình thường của B khi bị A cưỡng ép, vì vậy B không có lỗi đối với thiệt hại
– Trách nhiệm bồi thường và xác định thiệt hại như thế nào?
A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho B. Trong trường hợp này, do B bị trấn thương dẫn đến liệt toàn thân, hoàn toàn mất khả năng lao động nên Theo Điều 609 BLDS 2005, A phải bồi thường các khoản sau: Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của B; thu nhập bị mất của B; Chi phí cho người chăm sóc B do B bị liệt toàn thân; và một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Theo Điều 612 BLDS 2005, “trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường đến khi chết”, do đó ông B được hưởng tiền bồi thường đến khi chết.
Theo khoản 2 Điều 605 BLDS 2005, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, vì vậy, ông A có thể đề nghị để được giảm mức bồi thường.
Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ GÂY THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
- TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ GÂY THIỆT HẠI TRONG TÌNH THẾ CẤP THIẾT
- Trách nhiệm bồi thường khi mượn ô tô gây thiệt hại đến tính mạng
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ
- Dịch vụ thành lập kinh doanh xoa bóp, massage
- Khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án
- HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- DỊCH VỤ CUNG CẤP VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- Các loại thuế phải nộp khi làm sổ hồng nhà?