Mua bán quyền đòi nợ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mua bán quyền đòi nợ là trường hợp đặc biệt của việc chuyển giao quyền yêu cầu mà trong đó, đối tượng mua bán là quyền đòi nợ và việc chuyển giao mang đầy đủ tính chất của một hợp đồng mua bán, nghĩa là bên bán chuyển giao vật (quyền đòi nợ) còn bên mua trả cho bên bán một số tiền. Việc mua bán quyền đòi nợ (nói chung, quyền tài sản) được dự liệu tại Ðiều 442 BLDS.
Giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Luật không có quy định đặc biệt về các điều kiện giao kết hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Ðiều đó có nghĩa rằng các quy định chung về hợp đồng mua bán được áp dụng: hợp đồng có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản, có thể phải được chứng nhận, chứng thực, đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Ðiều quan trọng: khi mua bán quyền đòi nợ, các bên không cần làm thủ tục thông báo cho người mắc nợ, như khi chuyển giao quyền yêu cầu.
Hiệu lực của hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ có tác dụng chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho người mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ đó hoặc từ thời điểm đăng ký chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định (Ðiều 442 khoản 3).
Cũng như người chuyển giao quyền yêu cầu, người bán quyền đòi nợ chỉ phải bảo đảm về sự hiện hữu của quyền đòi nợ chứ không phải bảo đảm về khả năng thanh toán của người mắc nợ. Tuy nhiên, nếu người bán đã cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ, thì người bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả (Ðiều 442 khoản 2).
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Đòi nợ quá hạn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi cho bạn tôi vay tiền và làm giấy tay do chính bạn tôi kí là 80.000.000 hẹn đến tháng 11/2011 hoàn trả, trên giấy không nghi lãi xuất.
1. Bạn tôi làm ở cơ quan chi cục thi hành án dân sự huyện khác nơi cư chú của tôi. Vậy tôi làm đơn kiện ở tòa án tỉnh được không ?
2.Tôi muốn lấy lại tiền, nếu như người nợ cố tình không trả nợ thì pháp luật có chế tài gì không? Vậy vai trò của pháp luật trong trường hợp đòi nợ có giá trị gì?
CHÀO BẠN:
Theo quy định pháp luật thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 35, Điều 36 BLTTDS). Nếu vụ án có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền mới thuộc Tòa án cấp tỉnh.
Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế, buộc bên vay tiền phải trả nợ cho bạn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có cơ quan thi hành án là tổ chức duy nhất có quyền cưỡng chế, buộc bên vay phải trả nợ trong các vụ việc dân sự. Nếu bạn không khởi kiện mà tự động cưỡng bức người vay để đòi nợ thì bạn sẽ phạm tội hình sự.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Cho mượn tiền cá nhân
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Em có vấn đề muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm em như sau :
- Bạn em vay nặng lãi đến thời hạn mà vẫn chưa có khả năng trả, sợ người ta cho gian hồ đánh, thương và vì tin tưởng bạn nên em đã giúp bạn bằng cách lấy số tiền từ sổ tiết kiệm trong ngân hàng cho bạn mượn để trả cho dân vay nặng lãi...Số tiền đó là của mẹ em nhưng do em đứng tên giữ giùm. Và mỗi tháng em phải rút lãi về cho mẹ em chi tiêu sinh hoạt.
Vào ngày 5/9/2011 số tiền mà em cho bạn mượn là 52.000.000 đồng. Sau đó em bắt bạn em phải ghi giấy mượn tiền cho em. Vì bạn ngại qua nhà em ghi giấy nên em đã soạn sẵn một tờ giấy có ghi các thông tin cần thiết như : họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMND..nơi cấp...ngày cấp, số điện thoại, ngày mượn và ngày trả, chữ kí của người mượn....và em nhờ một người bạn khác của em đem giấy đó qua nhà người mà em cho mượn tiền để điền thông tin.
- Nhưng chỉ là giấy viết tay, không có công chứng..Trong lúc ghi giấy là vì bạn em bị mất CMND , bây giờ đã làm lại CMND mới, nên số CMND trong giấy mượn tiền giờ là số cũ. Trong giấy không ghi mục đích mượn tiền cũng như là số tiền lãi theo ngân hàng là như thế nào.
- Bây giờ đã quá thời hạn trả tiền ghi trong giấy là 4 tháng. Nhưng khi em đòi thì bạn lại nói không có tiền, trốn tránh em. Trước lúc mượn bạn em có nói là tiền lãi ngân hàng ít hơn của cho vay nặng lãi nên có thể trả lãi cho em mỗi tháng được. Nhưng từ lúc mượn đến nay đã gần 1 năm nhưng em vẫn không nhận một đồng nào từ bạn em về tiền lãi cũng như tiền gốc. Và vì sợ mẹ em biết được chuyện nên chính em là người phải bỏ ra tiền lãi mỗi tháng để đưa cho mẹ em chi tiêu hằng ngày.
Vậy cho em hỏi : vì giấy cho mượn tiền gồm hai chữ viết, không có công chứng nên em có thể kiện bạn em được không, giấy mượn tiền đó có hợp pháp không ạ. Người bạn mà em nhờ đem giấy qua nhà đó có được gọi là người làm chứng không.
Có người nói phải đi kiện từ Quận nơi mà bạn em sinh sống , nếu ở Quận giải quyết không được thì mới kiện lên Thành Phố...Nói như vậy có đúng không ạ...Ở Quận có giải quyết các vấn đề vay mượn như thế này không ạ.
Trước khi đi kiện thì em có thể thương lượng bằng cách nhờ luật sư gởi giấy mời đến nhà bạn em để qua văn phòng nói chuyện có được không ạ. Có tốn phí gì nhiều khi nhờ đến luật sư không ạ.
- Bạn em đã 24 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có công ăn việc làm, sống chung với gia đình và hằng ngày vẫn tụ tập chơi bời cùng bạn bè. Em sợ trong lúc kiện bạn em sẽ đi trốn hoặc cố tình nói dối, không chịu trách nhiệm thì như thế nào?. Vậy nên giờ em đi kiện bạn thì kết quả trả nợ cho em có khả thi không ạ...Em có thể lấy lại số tiền mà em cho bạn em mượn không ạ?...
Giờ em không biết làm cách nào một phần để lâu quá thì sợ mẹ em biết chuyện và vì sợ bạn em sẽ không trả tiền lại cho em. Em mong các luật sư tư vấn và chỉ cách giùm em để em có thể lấy lại số tiền đó. Bây giờ em phải làm như thế nào, làm ra sao..Các bước, trình tự để kiện cũng như là có thể lấy lại được số tiền.
Em chân thành cảm ơn các luật sư!
………………………………………….
CHÀO BẠN !
Về mặt căn cứ pháp luật tôi đồng ý với ý kiến của bạn SNSDDTM34b tôi chỉ lưu ý bạn một vài trường hợp sau:
Việc giấy viết tay thỏa thuận vay tiền giữa bạn và người vay tiền của bạn là có giá trị pháp lý theo quy định của BLDS 2005 tại Điều 401 thì Hợp đồng vay tài sản (hay giấy vay tiền) được lập thanh văn bản và có chữ ký của hai bên thì đương nhiên có hiệu lực pháp lý không cần phải thông qua các thủ tục công chứng, chứng thực.
Thực ra là bạn bè bạn cũng nên nói thẳng với người bạn bè không sau này khó ăn khó nói nên cách bạn nhờ văn phòng Luật sư ủy quyền để thực hiện việc gửi thông báo cũng là cách tốt.
Nếu khi VPLS gửi công văn, thông báo về việc người vay tiền có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã vay của bạn mà người vay tiền trốn tránh hoặc cố tình không trả thì lúc đấy bạn có 2 phương án xử lý.
Bạn khởi kiện ra tòa án nơi người vay tiền cư trú với yêu cầu buộc thanh toán số tiền đã vay của bạn.
Nếu người bạn của bạn mà cố tình trốn tránh rời bỏ khỏi nơi cư trú thì bạn có thể làm đơn tố cáo ra Cơ quan điều tra Công an huyện nói người vay tiền cứ trú và đề nghị Cơ quan điều tra khởi tố hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS 1999, sủa đổi bổ sung năm 2009.
Chú ý: Thời hiệu khởi kiện đổi với các vụ án dân sự là 2 năm theo quy định tại Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sư 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Mượn tiền không trả, khi bị đòi nợ lại còn chửi mắng, hăm doạ người đòi nợ,
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mượn tiền không trả, khi bị đòi nợ lại còn chửi mắng, hăm doạ người đòi nợ, làm cách nào để thu hồi lại món nợ?
CHÀO BẠN:
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật dân sự thì: Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Tại Điều 471 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng vay tài sản: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Khi thực hiện hợp đồng vay, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
Trong trường hợp vay có lãi khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ quy định trên của pháp luật, bạn có thể yêu cầu phía bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu họ cố tình không trả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đề nghị tòa án nhân dân giải quyết đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình. Nếu bạn không có thời gian cũng như sự tự tin trong vấn đề này thì có thể liên hệ và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư để họ hỗ trợ bạn tốt hơn.
Trường hợp của bạn có thể không hình sự hóa dân sự được trừ khi người mượn tiền trốn khỏi nơi cư trú hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác.
Trân trọng!..
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Giấy vay nợ viết bằng tay có chữ ký của 2 bên có giá trị pháp lý không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi muốn hỏi giấy vay nợ viết bằng tay có chữ ký của 2 bên có giá trị pháp lý không?xin cám ơn !
CHÀO BẠN:
Theo quy định của pháp luật dân sự, thì phải có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, giữa bạn với người bạn có thể được xem là hợp đồng vay tiền và là bằng chứng để chứng minh người ấy đang giữ tiền của bạn.
Theo quy định tại khoản 1 điều 477 Bộ Luật Dân sự, bạn có quyền đòi lại tiền vào bất cứ lúc nào sau khi đã báo trước một thời gian hợp lý. Nếu bạn của bạn vẫn không chịu trả tiền thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền buộc người ấy phải trao trả số tiền mà bạn đã giao.
Bạn tham khảo về nợ ở thông tin dưới đây nhé!
Có nhiều kiểu nợ khác nhau, tuy nhiên nợ có 4 kiểu cơ bản là: vay nợ, nợ tập đoàn, trái phiếu và giấy hẹn trả tiền. Các khoản nợ có giá trị lớn thường được đảm bảo bằng các khoản thế chấp hoặc lãi suất chứng khoán của tài sản người đi vay, trong đó người cho vay có thể có một số quyền hạn nhất định đối với tài sản đó khi người đi vay không có khả năng trả nợ hay vỡ nợ.
1. Kiểu vay nợ cơ bản là hình thức đơn giản nhất của nợ. Nó bao gồm một bản thoả thuận về việc cho vay một lượng tiền trong một khoảng thời gian nhất định và ghi rõ thời hạn hoàn lại số tiền đó. Trong vay thương mại còn có thêm lãi suất. Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền cho vay hàng năm. Lãi suất cũng được trả vào ngày theo thoả thuận.
2. Nợ tập đoàn là khoản nợ được cung cấp cho các công ty muốn vay số tiền nhiều hơn những người cho vay đơn lẻ và chịu rủi ro trong phạm vi vay đơn lẻ đó. Số tiền vay thường lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Trong trường hợp này, mỗi tập đoàn ngân hàng có thể đồng ý đưa ra một tỷ lệ lãi suất trên tổng số tiền cho vay.
3. Trái phiếu là một chứng khoán nợ được phát hành bởi công ty hoặc chính phủ. Người sở hữu trái phiếu sẽ được hoàn trả số tiền mua trái phiếu gốc cộng thêm lãi suất. Trái phiếu được phát hành cho các nhà đầu tư tại thị trường mà tổ chức phát hành muốn vay tiền. Trái phiếu có thời hạn xác định thường là một số năm; có những loại trái phiếu dài hạn trên 30 năm, tuy nhiên loại này không phổ biến. Đến kỳ hạn thanh toán, số tiền mua trái phiếu sẽ được trả đầy đủ cho nhà đầu tư và phần lãi suất. Lãi suất có thể được trả vào cuối kỳ hạn hoặc được trả theo giai đoạn. Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trái phiếu. Trái phiếu được các nhà đầu tư coi là một hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn cổ phiếu.
4. Giấy hẹn trả tiền cũng giống như giấy xác nhận khả năng trả nợ trong kế toán, là một bản thoả thuận trong đó nêu rõ sự cam kết của bên vay nợ đối với bên cho vay về nghĩa vụ trả một số tiền nhất định. Nghĩa vụ đó có thể phát sinh thêm khi trả nợ vay hoặc phát sinh từ các hình thức vay nợ khác. Ví dụ, trong kinh doanh, giá mua bán có thể bao gồm giá của những khoản thanh toán ngay và của những khoản hẹn trả sau. Những nội dung trong giấy hẹn trả tiền bao gồm số tiền chính phải thanh toán, lãi suất và ngày hạn trả tiền. Ngoài ra, giấy hẹn trả tiền cũng có thể có những điều khoản quy định về quyền của người cho vay trong trường hợp người vay bị vỡ nợ bao gồm cả việc tịch thu tài sản thế chấp. Đối với các khoản vay cá nhân, giấy hẹn trả nợ thường là bản viết tay có chữ ký của hai bên để thuận lợi cho việc tính thuế và làm chứng từ lưu giữ.
5. Ngoài ra còn có Giấy hẹn trả nợ theo yêu cầu là một loại giấy hẹn trả nợ nhưng trong đó không xác định chính xác ngày đến hạn trả nợ mà phụ thuộc vào yêu cầu của người cho vay. Thông thường người cho vay sẽ thông báo cho người vay một số ngày trước khi đến hạn trả nợ.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.