Cho vay thế chấp giấy tờ nhà của người khác, nay bên nợ bỏ trốn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có cho một người quen vay một số tiền 900 triệu đồng, có ký họp đồng vay tiền và có nhờ văn phòng thừa phát lại lập vi bằng chứng nhận số tiền vay đó.Người vay tiền tôi có thế chấp cho số tiền vay đó là giấy tờ nhà đất ở, chủ quyền đứng tên của ba mẹ của người vay, có hợp đồng công chứng uỷ quyền cho ông vay tiền tôi ( phạm vi uỷ quyền: được sử dụng căn nhà trên thế chấp ngân hàng).
Đến nay đã đến hạn họp đồng trả tiền cho tôi nhưng hiện ông ta đã bỏ trốn và hiện tôi không biết ông ta ở đâu và cũng không thanh toán số tiền vay trả tôi. Xin hỏi : trường hợp này thì tôi phải làm gì :
- Tôi thưa ông này về hành vi lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản được không?
- Nếu tôi kiện ra toà án dân sự thì toà án có lấy căn nhà ông vay đang thế chấp cho tôi thanh lý và tra cho tôi số tiển vay không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:
Vụ việc của anh là quan hệ vay nợ bình thường giữa cá nhân với cá nhân – vì có hợp đồng (vi bằng) đàng hoàng. Do vậy, nay bên vay không trả nợ đúng hạn thì có thể xem là hành vi vi phạm hợp đồng. Còn việc “bỏ trốn” tuy là điều kiện để có thể xem xét về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng theo tôi phải có yếu tố gian dối và phải xác định được bỏ trốn là do bị anh đòi nợ. Khi đó may ra mới có “cửa” để xem xét về dấu hiệu phạm tội. Hiện nay, những vụ việc như thế này hầu như cơ quan điều tra sẽ không khởi tố hình sự mà thường chuyển qua tòa án, giải quyết dân sự. Hay nói cách khác, anh có quyền làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an. Nhưng khả năng giải quyết theo hướng hình sự là thấp.
Về việc anh có quyền xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ - theo tôi, qua những thông tin như anh nêu trong thư, là không được. Vì không có văn bản pháp lý nào nói anh có quyền đó. Nhất là khi chủ sở hữu (ba mẹ người vay tiền) không có văn bản đồng ý với anh về việc này. Đó là chưa kể việc thế chấp bất động sản phải làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm – theo qui định của pháp luật.
Thông thường, chẳng hạn, khi ngân hàng cho một các nhân vay tiền thì phải có tài sản thế chấp. Nếu tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của người vay (như trường hợp của anh) thì người có tài sản thế chấp phải trực tiếp ký Hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng (hoặc có thể là người đại diện theo ủy quyền). Trong hợp đồng thế chấp phải có những điều khoản (nội dung) ghi rõ quyền xử lý tài sản của ngân hàng, khi người vay vi phạm hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng).
Ở đây, người vay tiền chỉ có Giấy ủy quyền ghi “được sử dụng căn nhà để thế chấp ngân hàng” thì rõ ràng là không đầy đủ, rõ ràng về mặt pháp lý. Cá nhân anh cũng không phải là “ngân hàng”. Hay nói cách khác, việc thế chấp như vậy là không/chưa đúng luật – nên không có giá trị pháp lý. Anh không có quyền xử lý (bán hay lấy) căn nhà này để thu hồi nợ.
Có một ý mà cách nói của anh làm tôi thấy chưa rõ: Đó là việc anh nói ba mẹ của người vay tiền “ủy quyền cho ông vay tiền tôi” – vậy thực sự ai là người vay tiền: người bỏ trốn hay “ba mẹ” của người này?
Qua câu chuyện của anh, có thể thấy giấy tờ vay nợ chưa được chặt chẽ. Nên bây giờ, tưởng đã "nắm đàng chuôi", lại đâm ra khó giải quyết.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn kiện người vay không trả tiền đúng hẹn
- Vay tiền để kinh doanh nhưng không còn khả năng chi trả
- Cho vay tiền có giấy nợ nhưng bên vay không trả thì sẽ xử như thế nào ?
- Cho bạn vay tiền có giấy tờ ký kết nhưng đến hạn bạn không trả
- Cách kiện người vay tiền không trả
- Đòi nợ không có giấy
- Cho vay tiền không có giấy nợ
- Đòi tiền cho vay không giấy tờ
- Vay nợ không có giấy tờ
- Cho vay tiền bằng miệng, có đòi được không?