Tư vấn chiếm đoạt tài sản công ty

tu-van-van-chiem-doat-tai-snaXin chao Luât sư!Tôi đang làm nhân viên kinh doanh cua một cty cổ phần. Trong quá trình làm việc tôi đã thu tiền mặt của khách hàng từ tháng 10/2013 đến 12/2013 số tiền 100triệu đồng nhưng chưa nộp về cty. Số tiền trên tôi đã dùng vào việc cá nhân, tôi dự định đến tháng 3/2014 sẽ hoàn trả số tiền trên cho cty, nhưng đến cuối tháng 02/2014 cty phát hiện nên yêu cầu tôi hoàn trả số tiền trên cho cty.

Tôi và ban giám đốc cty đã thỏa thuận tôi phải nộp về cty 70%số tiền trên, số còn lại cho tôi được khấu trừ vào tiền lương. Đến ngày 25/03/2014 tôi đã nộp 80triệu đồng. Đến giữa tháng 04/2014, cty yêu cầu tôi phải nộp số tiền còn lại trước ngày 10/05/2014. Nếu đến hạn trên nếu tôi không nộp đủ cty sẽ nhờ bên công an vào xử lý. Vậy cho tôi hỏi nếu đến hạn trên tôi chư có tiền để nộp, tôi sẽ bị xử lý như thế nào. Những thỏa thuận giữa tôi và ban lãnh đạo cty chỉ thỏa thuận miệng. Kính mong luật sư tư vấn cho tôi.Tôi xin chân thành cám ơn!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Hành vi thu tiền mặt từ khách hàng của Công ty để dùng và không hoàn trả lại cho Công ty có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 Bộ Luật Hình sự.

"1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật hình sự

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Việc bạn thỏa thuận với công ty và đã trả được 80 triệu chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự:

“ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”

Như vậy, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một trong hai tội trên. Cơ quan điều tra sẽ dựa trên các tình tiết cụ thể trong vụ án để xác mức tội danh phù hợp. Khung hình phạt trong của bạn trong trường hợp này là từ 2 năm đến 7 năm tù.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”