Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân sự

thoi-diem-phat-sinh-hieu-luc-cua-hop-dong-dan-suThời điểm có hiệu lực của hợp đồng là cơ sở pháp lý để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng, và được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp phát sinh từ hợp đồng.

ên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng, và phải chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền về việc vi phạm hợp đồng.

1. Quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hiệu lực của hợp đồng như sau:

“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

2. Tư vấn và bình luận về quy định của pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2015.

Theo như quy định nêu trên, việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự được dựa trên các căn cứ sau đây:

– Theo thời điểm giao kết hợp đồng: (Chỉ dựa theo căn cứ này trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác và pháp luật cũng không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng).

+ Nếu hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng đường công văn thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị giao kết nhận được trả lời chấp nhận giao kết họp đồng của bên được đề nghị.

+ Nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức miệng thì thời điềm có hiệu lực của họp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của họp đồng.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản điện tử thì thời điếm có hiệu lực của họp đồng là thời điểm các bên nhận được văn bản giao dịch điện tử đó.

+ Nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản viết thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

+ Nếu hợp đồng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì thời điểm có hiệu lực của họp đồng là thời điểm hoàn thành việc đăng ký.

– Theo thỏa thuận của các bên: (Các bên chỉ có thê thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật không có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đó).

+ Hợp đồng có hiệu lực từ ngày cụ thể đã được các bên xác định.

+ Hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm xảy ra sự kiện là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng đã được các bên xác định.

– Theo quy định khác của pháp luật: Đối với những hợp đồng mà pháp luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực thì thời điểm cỏ hiệu lực phải được xác định theo quy định riêng đó. Chẳng hạn, đối với hợp đồng tặng cho tài sản, luật đã có quy định riêng về thời điểm có hiệu lực như sau: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đổi với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kế từ thời điểm đăng ký ”.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 “ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”