Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa đã xếp lên tàu cho tới khi nào?

hang-hoa-len-tauTheo Điều 92 của Bộ luật hàng hải Việt Nam “Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi,

thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thuờng mọi tôn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu hồi lại toàn bộ vận đơn gốc đã ký phát”. Trong một chừng mực nào đấy, quy định này của Bộ luật hàng hảỉ Việt Nam cũng phù hợp với tinh thần và lời văn của Điều 85 Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (gọi tắt là Công ước Viên 1980). Trong luật pháp thương mại và hàng hải quốc tế người ta gọi quyền này của người gửi hàng là quyền Stoppage in transitu (quyền của người bán, người gửi hàng tạm ngưng việc giao hàng cho người mua số hàng đang trên đường vận chuyển vì người mua chưa trả tiền mua hàng). Quy định này có nguồn gốc từ Luật hàng hải và luật mua bán hàng hóa của nước Anh. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có bất kỳ một hướng dẫn hay giải thích chính thức nào về điều khoản này nói riêng và toàn bộ Chương V (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển) nói chung.

Theo Bộ luật hàng hải, nếu vận đơn là đích danh thì sau khi ký phát chỉ người nào có tên là người nhận hàng trong vận đơn đó mới có quyền nhận hàng và định đoạt hàng hóa đó. Ngược lại, với vận đơn theo lệnh thì sau khi nó đã được ký hậu hợp cách và chuyển cho người mua thì quyền sở hữu cũng như quyền định đoạt hàng hóa đã chuyển sang người mua. Điều này cũng tương đồng với Điều 62 của Luật thương mại Việt Nam theo đó quyền sở hữu hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi giao hàng trừ khi hợp đồng mua bán hoặc pháp luật có quy định khác. Thực ra thì các quy định này cũng không có gì mâu thuẫn với quy định tại Điều 92 nói trên của Bộ luật hàng hải cũng như Điều 62 của Luật thuơng mại vì quyền của người gửi hàng, người bán ở đây chỉ là quyền tạm ngưng việc giao hàng đang trên đường vận chuyển cho tới khi nào người mua thanh toán xong tiền hàng cho người bán. Theo Mục 44 của Luật mua bán hàng hóa của Vuơng quốc Anh 1979 quyền này là một sự mở rộng quyền cầm giữ hàng nhưng thực chất thì nó không phải là một quyền cầm giữ hàng hải (Maritime Lien) vì người bán thực hiện quyền này sau khi các quyền về sở hữu hàng hóa đã rời khỏi tay họ và họ chỉ có thể thực hiện quyền này chỉ khi nào xảy ra tình huống mới : người mua chưa chịu thanh toán tiền hàng, nghĩa là thời hạn thanh toán đã đến nhưng người mua không có khả năng trả tiền. Theo luật Anh, đây chính là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện quyền stoppage in transitu. Ở Mục 46 của Luật mua bán hàng hóa Vương quốc Anh 1979 đã dẫn trên đây quy định.

Cách thực hiện quyền tạm ngưng việc giao hàng đang trên đường vận chuyển như sau:

1-/ Người bán có thể thực hiện quyền tạm ngưng như trên bằng biện pháp thực tế nào đó giúp anh ta giành lại quyền định đoạt hàng hoặc bằng cách thông báo cho người vận chuyển (hoặc người đang trông coi bảo quản hàng) thực hiện yêu cầu này của mình;

2-/ Thông báo nói trên có thể đưa trực tiếp cho người thực tế đang trông coi bảo quản hàng hóa hoặc người chủ (Principal) đích thực có quyền ra quyết định về chuyển giao lại hàng hóa;

3-/ Nếu thông báo nói trên được trao cho Principal, nó sẽ không có hiệu lực trừ khi thông báo đó được trao vào thời điểm và hoàn cảnh để Principal, với tinh thần và biện pháp khẩn trương hợp lý, có thể truyền đạt kịp thời cho đại lý, người làm công của mình ngăn chặn việc giao hàng cho người mua;

4-/ Khi người bán trao thông báo nói trên cho người vận chuyển hoặc đại lý hay người làm công của mình đang trông nom quản lý hàng hóa thì người vận chuyển phải giao lại hàng hóa đó cho người bán theo yêu cầu và chỉ thị của người bán với điều kiện người bán phải trả các chi phí phát sinh do việc giao lại hàng như vậy.

Theo luật Anh, khi thực hiện quyền nói trên người bán không có quyền hủy hợp đồng mua bán mà chỉ thực hiện quyền này như là một biện pháp gây áp lực để buộc mua phải thanh toán tiền hàng cho mình.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN