Thủ tục nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào

thu-tuc-nhan-nuoi-con-nuoi-quy-dinhThưa luật sư, hiện nay tôi có nhu cầu tư vấn về việc xin con nuôi. Chông tôi là người Úc và hiện không làm việc tại VN.Tôi chưa có quốc tịch Úc và vẫn đang sống tại Tp.HCM. Chúng tôi hiện chưa có con ruột vì lập gia đình quá muộn. Tôi muốn xin con nuôi để có thể bảo lãnh cháu đi Úc sống cùng chúng tôi. Vậy tôi cần làm những gì? Mong được luật sư tư vấn!

 

  Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngòai thường trú ở nước ngoài chỉ được phép xin nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:

“2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 về điều kiện đối với người nhận con nuôi bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi bạn và chồng thường trú quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận con nuôi.

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Trường hợp bạn muốn nhận con nuôi, bạn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 28 và Điều 29.

Sau khi đã thỏa mãn các điều này, bạn có thể làm hồ sơ nhận con nuôi, theo quy định tại khoản 1 Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”