Tư vấn thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú

tu-van-thu-tuc-xac-nhan-cha-con-ngoai-gia-thuThưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi xin được tư vấn về việc sau mong được hồi âm. Tôi và người ý có quan hệ ngoài, cô ý có thai với tôi trước khi lấy chồng. Và bây giờ tôi muốn nhận lại đứa con, hiện tại là cô ý chuẩn bị ly hôn, Tôi phải làm gì ? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Khoản 8 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định:

“ Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.”.

Như vậy, có ba điều kiện để cha, mẹ nhận lại con của mình. Thứ nhất, người nhận, người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm nhận cha, mẹ, con. Thứ hai, việc nhận cha, mẹ, con là hoàn toàn tự nguyện. Thứ ba, việc nhận cha, mẹ, con không phát sinh tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

Theo thông tin bạn cung cấp, đứa trẻ hiện tại vẫn đang sinh sống cùng người mẹ đẻ. Việc bạn nhận lại con của mình là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, bạn không nói rõ về việc bạn nhận lại con có phát sinh tranh chấp gì không? Chính vì vậy, công ty xin đưa ra hai trường hợp cụ thể:

Trường hợp thứ nhất: Việc nhận lại con của bạn không phát sinh tranh chấp. Trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể nhận lại con của mình. Thủ tục nhận lại con được thực hiện theo điều 34 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch và khoản 9 điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Theo đó:

“1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên”.

Như vậy, bạn phải nộp tờ khai theo mẫu pháp luật đã quy định. Nếu con bạn chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ cháu bé. Kèm theo tờ khai, bạn phải xuất trình các giấy tờ sau:

- Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

- Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, con (nếu có).

Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, con của bạn là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Khi đăng ký việc nhận cha, con thì bạn và con phải có mặt. Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, con và quyết định công nhận việc nhận cha, con. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên (anh và con của mình) một bản chính quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của anh hoặc con (nếu có).

Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con (được quy định tại Điều 33 Nghị định 158/2005/NĐ-CP): Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Theo đó, ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của bạn hoặc nơi cư trú của con sẽ có thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, con cho bạn.

Trường hợp thứ hai: Việc nhận lại con của bạn có phát sinh tranh chấp.

Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình”. Theo quy định này, bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận nơi cư trú của con bạn đề nghị Tòa án xác định quan hệ cha, con giữa bạn và con. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết và bạn có yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định ADN để có căn cứ khoa học khi xét xử.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”