Tư vấn về việc bảo vệ quyền nuôi con ngoài giá thú
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Kính chào luật sư! Tôi có một thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Chị gái tôi có con ngoài giá thú với một người đàn ông, khi đi khai sinh cho con ngoài giá thú thì con mang họ của mẹ.Nay người cha muốn bồi thường cho chị gái tôi, nhưng lại yêu cầu chị gái tôi phải giao con cho người cha nuôi. Xin hỏi người cha đó yêu cầu như vậy có đúng không? Chị gái tôi cần phải làm gì để bảo vệ quyền nuôi con. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo nghị quyết số 35/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định: “Kể từ ngày 1.1.2001 trở đi, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa án áp dụng Điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết”.
Lưu ý: Luật hôn nhân gia đình năm 2000 được thay thế bởi luật hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó điều 17 Luật HNGĐ năm 2000 sẽ tương ứng với điều 12 Luật HNGĐ năm 2014. Tuy nhiên Nghị quyết số 35/2000 đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành và chưa được sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ bằng văn bản khác
Theo điều 12 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn
"Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này."
Như vậy, trường hợp trên việc “quan hệ ngoài hôn nhân” của chị gái bạn sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng, tuy nhiên về con chung luật quy định và “đối xử” giống như trường hợp ly hôn. Theo đó, giữa cha và mẹ của trẻ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Cha và mẹ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
- Vì vậy nếu cha đứa trẻ muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh các điều kiện trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của mình, tòa án sẽ xem xét quyết định. Qua đó, có thể khẳng định rằng trước khi chưa chứng minh được các điều kiện trên người cha chưa thể yêu cầu chị gái bạn giao con cho chăm sóc.
- Còn đối với việc bảo vệ quyền nuôi con cho chị gái bạn:
+ Nếu đứa trẻ dưới 3 tuổi thì việc chăm sóc nuôi dưỡng chắc chắn sẽ thuộc về chị ấy.
+ Còn trong trường hợp đứa trẻ đã hơn 3 tuổi:
Như thông tin bạn cung cấp thì đứa trẻ được khai sinh theo họ mẹ và cha của đứa trẻ có tới bồi thường cho chị gái bạn để giành quyền nuôi con. Như thế chúng tôi có thể hiểu là đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến thời điểm này là sống cùng với mẹ. Ngoài ra, việc đứa trẻ được khai sinh theo họ mẹ có thể lấy đây làm căn cứ cho rằng thời điểm con sinh ra người cha không có ý định muốn nhận con, trong trường hợp khi đi khai sinh cho con mà trong giấy khai sinh không có tên cha. Điều này sẽ thuận lợi cho bạn trong việc bảo vệ quyền nuôi con cũng như gây bất lợi phần nào cho cha đứa trẻ.
Mặt khác để bảo vệ chắc chắn hơn cho quyền đưọc nuôi con của người mẹ thì chị gái bạn cũng cần chứng minh được khả năng kinh tế cũng như các điều kiện cần thiết khác cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc đứa trẻ.
Nếu chị gái bạn là người trực tiếp nuôi con thì cha của đứa trẻ sẽ vẫn có nghĩa vụ cấp cho việc dưỡng nuôi con áp dụng tương tự theo qui định tại điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- con ngoài giá thú
- con ngoai gia thu co duoc lam giay khai sinh
- con ngoai gia thu co duoc thua ke khong
- lam giay khai sinh cho con ngoài giá thú
- luat con ngoai gia thu
- luat su
- luat su uy tin
- quyền lợi của con ngoài giá thú
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn rút lại họ của con ngoài giá thú
- Tư vấn thủ tục xác nhận cha cho con ngoài giá thú
- Nhận con ngoài giá thú
- Làm lại khai sinh cho con mang họ của mẹ
- Đòi quyền nuôi con ngoài giá thú
- Tư vấn thủ tục nhận cha con
- Đăng ký tên cha vào giấy khai sinh cho con
- Làm giấy khai sinh cho con khi chưa kết hôn
- Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con
- Làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú