Tư vấn rút lại họ của con ngoài giá thú

tu-van-rut-lai-ho-cua-con-ngoai-gia-thuKính chào Luật sư! Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Tôi có một đứa con ngoài giá thú và khi làm giấy khai sinh tôi có nhận là cha cháu bé và cháu mang họ của tôi. Nay vì lý do tế nhị nên tôi muốn rút lại họ của cháu bé cũng như tên của tôi trên giấy khai sinh của cháu. Xin luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục phải tiến hành như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:

“Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.”

Theo đó thì việc thay đổi, cải chính không bao gồm nội dung xóa tên của người cha trong giấy khai sinh. Việc thay đổi, cải chính hộ tịch phải có lý do chính đáng Theo quy định của bộ luật dân sự. Theo đó, Điều 27 BLDS quy định như sau:

“Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Trong trường hợp này, khi khai sinh cho con ngoài giá thú, anh đã có một văn bản nhận con lưu lại trong sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp anh muốn xóa tên của mình trong giấy khai sinh của con thì anh phải có quyết định của Tòa án. Kể từ ngày anh có văn bản nhận con được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận, thì đã phát sinh quyền và nghĩa vụ của anh đối với con anh rồi. Trường hợp mà anh không thừa nhận con thì phải cung cấp được chứng cứ, cụ thể là phiếu xét nghiệm AND Theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

“2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Theo đó, khi anh không thừa nhận con thì anh phải làm đơn xác định cha con gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà con anh có hộ khẩu thường trú. Kèm Theo đơn là các chứng cứ chứng minh đó không phải là con anh.

Như vậy, khi anh gửi đơn ra Tòa án nhân dân, sẽ có hai trường hợp xảy ra:

-Trường hợp 1: Anh là cha của đứa bé đó thì anh sẽ không thể xóa tên mình khỏi giấy khai sinh của con được, vì quan hệ cha con đã được xác lập và không có gì sai sót.

-Trường hợp 2: Nếu anh không phải là cha của đứa bé đó, theo quyết định của Tòa án thì anh có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã (con dưới 14 tuổi) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (con từ đủ 14 tuổi trở lên) nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây nộp hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch kèm theo quyết định của Tòa án, sau đó cán bộ hộ tịch sẽ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho con anh.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”