chia di sản thừa kế khi đã chuyển quyền sử dụng di sản cho người khác

chia-di-san-thua-ke-khi-chuyen-quyen-su-dung-cho-nguoi-khacÔng tôi lập di chúc để lại tài sản cho 3 người cháu quyền sử dụng đất. Nhưng trước đó, ông tôi đã chuyển quyền sử dụng đất cho người em của tôi đứng tên trong sổ đỏ, do đó di chúc này được lập sau thời điểm này. Gần đây em tôi không biết lo cho gia đình thường xuyên bỏ nhà đi, nên chị em tôi muốn đòi lại phần di sản lẽ ra được hưởng trong di chúc của ông tôi để lại. Như vậy có được không. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo Điều 171 Bộ luật dân sự quy định về căn cứ chấm dứt quyền sở hữu: “Quyền sở hữu chấm dứt trong những trường hợp sau:

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

- Tài sản bị tiêu hủy;

- Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;....

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Theo quy định trên và các căn cứ mà bạn đưa ra thì khi ông bạn đã chuyển quyền sử dụng đất cho em bạn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều đó chứng tỏ ông bạn đã chấm dứt quyền sử dụng với mảnh đất đó.

Do vậy Ông bạn không còn các quyền của người sử dụng đất(quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất - Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai). Và khi ông bạn mất chị em bạn không có quyền yêu cầu chia tài sản với mảnh đất đó.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”