Tư vấn hợp đồng vay dân sự có dấu hiệu bị lừa đảo
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi tên Lâm Anh, cư ngụ thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp xin được tư vấn, giải đáp thắc mắc qua vụ việc như sau : Hơn một năm trước, qua sự giới thiệu của người quen, tôi có cho một người không quen biết tên Nguyễn Văn A vay 50 triệu đồng, khi đến phòng công chứng để công chứng hợp đồng vay,
Nguyễn Văn A đã dùng giấy tờ tài sản hợp pháp (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy CMND, sổ hộ khẩu gia đình) của một người khác tên Nguyễn Văn B (lúc đó Nguyễn Văn A xưng tên là Nguyễn Văn B) và mạo chữ ký của Nguyễn Văn B để ký hợp đồng vay với tôi, việc giả mạo chữ ký này cả tôi và phòng công chứng đều không hay biết và phát hiện được nên phòng công chứng đã chứng thực hợp đồng vay của tôi và người vay tên Nguyễn Văn B (thực chất là do Nguyễn Văn A dùng giấy tờ tài sản của Nguyễn Văn B để thế chấp và giả mạo chữ ký của Nguyễn Văn B).
Khi nhận được 50 triệu đồng vay của tôi sau đó Nguyễn Văn A đã bỏ trốn khỏi địa phương cư trú. Tôi tìm đến Nguyễn Văn B là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Nguyễn Văn A đã giả mạo chữ ký và đem thế chấp cho tôi để vay tiền, thì được Nguyễn Văn B cho biết : Nguyễn Văn A là bạn và là hàng xóm của Nguyễn Văn B, khi trước Nguyễn Văn B cần vay tiền 15 triệu đồng nên có đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy CMND và sổ hộ khẩu của mình nhờ Nguyễn Văn A đi làm hồ sơ vay tiền dùm, Nguyễn Văn B nhìn nhận là có nhận Nguyễn Văn A số tiền vay là 15 triệu đồng nhưng việc Nguyễn Văn A dùng tài sản và giả mạo chữ ký anh ta vay đến 50 triệu đồng của tôi thì Nguyễn Văn B cho là không hề hay biết và không chịu trách nhiệm. Sau đó Nguyễn Văn B yêu cầu được trả lại cho tôi 15 triệu đồng (số tiền này Nguyễn Văn B cho là đã nhận của Nguyễn Văn A từ số tiền vay 50 triệu đồng của tôi) và buộc tôi phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Nguyễn Văn A đã thế chấp cho tôi. Tôi không đồng ý và yêu cầu phải được trả đủ 50 triệu đồng. Hai bên không thống nhất và vụ việc đã được trình báo với cơ quan công an, cơ quan công an đã xác minh và trả lời tôi như sau : -Vụ việc Nguyễn Văn A đã giả mạo chữ ký và dùng giấy tờ tài sản hợp pháp của Nguyễn Văn B để thế chấp và ký hợp đồng vay vốn lấy 50 triệu của tôi chỉ mang tính dân sự, không có dấu hiệu hình sự nên không thể truy bắt Nguyễn Văn A (đã bỏ trốn khỏi địa phương), phải chờ đến khi nào Nguyễn Văn A trở về địa phương công an mới mời anh ta ra làm việc được!?
- Cơ quan công an cho là tôi nên trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nguyễn Văn B (do Nguyễn Văn A đã giả mạo chữ ký của Nguyễn Văn B để thế chấp cho tôi lúc ký hợp đồng vay tiền)!? Tôi xin được tư vấn, giải đáp nội dung như sau :
- Nguyễn Văn B có trách nhiệm như thế nào khi anh ta đã đưa giấy tờ tài sản hợp pháp của mình cho người khác đi lừa đảo rồi bỏ trốn? (anh ta cũng đã nhận một phần số tiền lừa đảo đó là 15 triệu đồng) - Việc cơ quan công an trả lời tôi như vậy có đúng theo quy định của pháp luật hay không?
- Việc phòng công chứng đã chứng thực hợp đồng vay của tôi với Nguyễn Văn A, mà không biết việc anh ta giả mạo chữ ký và dùng giấy tờ tài sản của người khác là Nguyễn Văn B để thế chấp cho tôi. Vậy phòng công chứng phải có trách nhiệm gì trong vụ việc này không? - Tôi phải làm gì theo quy định của pháp luật để lấy lại số tiền 50 triệu đồng bị lừa đảo nêu trên? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 thì Ông B hoàn toàn có thể ủy quyền cho Ông A thay mình thế chấp quyền sử dụng đất để vay tiền. Ông B rất có thể không biết rằng ông A đã dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông để vay 50 triệu đồng mà không phải là 15 triệu theo đề nghị của ông. Trong tình huống trên cơ quan công an trả lời bạn như vậy là hòan toàn có căn cứ vì không có bất cứ một bằng chứng nào để khẳng định Ông A và Ông B đã cấu kết với nhau để lừa vay tiền của bạn. Hiện tại ông A cũng không có mặt tại địa phương nên cơ quan công chưa thể tiến hành xác minh được.
Thứ hai,trong trường hợp trên văn phòng công chứng đã có sai xót khi chưa xác nhận chính xác tư cách chủ thể của ông A đã tiến hành công chứng hợp đồng vay. Theo quy định từ điều 58 đến Điều 62 Luât công chứng 2006 thì Công chứng viên vi phạm quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức hành nghề công chứng vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật thì bạn có quyền làm đơn đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng đựoc công chứng vô hiệu theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng.
Thứ ba, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vay tài sản là vô hiệu. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì theo quy định các bên trao trả cho nhau những gì đã nhận. Tức là bạn có nghĩa vụ trả lại giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, ông A có nghĩa vụ trả lại số tiền 50tr đồng cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể làm đơn đến Toà án yêu cầu ông A trả tiền như đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Đơn khởi kiện đựơc gửi đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi ông A cư trú theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trong qúa trình giải quyết vụ án, nếu Tòa án phát hiện vụ án có dấu hiệu vi phạm hình sự thì Tòa án sẽ tiến hành chuyển vụ án đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”