Thủ tục nhập khẩu vợ vào sổ hộ khẩu của chị gái

thu-tuc-nhap-ho-khau-vo-vao-ho-khau-chi-gaiTôi có hộ khẩu ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, là nhà thuộc sở hữu hợp pháp của chị tôi do chị tôi đứng tên làm chủ hộ. Xin hỏi bây giờ tôi muốn nhập hộ khẩu cho vợ vào sổ hộ khẩu của chị tôi thì phải làm thủ tục ở đâu và cần những giấy tờ gì?Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Trường hợp bạn đã có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ ở nhà người chị thì có thể làm thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ vào nhà người chị này theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 20 Luật cư trú, với điều kiện người chị (chủ hộ) đồng ý cho vợ bạn nhập vào hộ khẩu.

*Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

1. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

2. Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

3. Giấy chuyển hộ khẩu

4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trường hợp này là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở)

5. Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn), giấy tờ tùy thân (CMND).

Hồ sơ nộp tại cơ quan công an Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc.

148. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì cần những giấy tờ gì?

Xin hỏi trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì người nước ngoài này cần những giấy tờ gì để được kết hôn theo thủ tục Việt Nam? Tôi và anh ấy đều còn đang độc thân, anh ấy có quốc tịch Malaysia hiện đang làm việc tại Singapore.

Luật sư tư vấn:

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình ngày 31 tháng 12 năm 2014 và thông tư 02a/2015/TT-BTP hướng dẫn nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài do bộ trưởng bộ tư pháp ban hành, cụ thể như sau:

*Hồ sơ đăng ký kết hôn: 01 bộ hồ sơ, bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu (Khoản 1 điều 6 TT02a)

a- Trường hợp không có mặt cả hai bên khi nộp hồ sơ: Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của người làm Tờ khai.

b- Trường hợp cả hai bên có mặt khi nộp hồ sơ: 01 Tờ khai đăng ký kết hôn, ghi thông tin của hai bên nam, nữ; ký, ghi rõ họ tên của hai người (nếu không có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam)

2- Giấy xác nhận tình trạng độc thân/ giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (Khoản 2, điều 6, TT02a)/ Tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ/ chồng (phù hợp với pháp luật nước đó do pháp luật nước này không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân)

Xác nhận tình trạng hôn nhân – xác nhận hiện tại người này không có vợ/ chồng được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.

3- Giấy tờ chứng minh về nhân thân như: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp lệ) đã ghi trong Tờ khai đăng ký kết hôn để kiểm tra, đối chiếu.

4- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, (xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình);

5- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

*Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp:

3- Giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp – trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này (đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam).

*Nơi nộp hồ sơ:

Một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp (nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam) hoặc Cơ quan đại diện (nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện ở nước ngoài).

*Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

*Thời hạn giải quyết:

- Tại Việt Nam: không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí (hoặc có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày nếu cần xác minh của cơ quan công an);

- Tại nước ngoài: không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Có thể kéo dài thêm thêm không quá 35 ngày nếu cần xác minh của cơ quan trong nước.

*Lệ phí: không quá 1.000.000 đồng

Như vậy, các giấy tờ cần thiết để của hôn phu bạn đăng ký kết hôn tại Việt Nam ngoài tờ khai đã nêu trên, cần có:

a) Giấy xác nhận tình trạng độc thân được cấp chưa quá 6 tháng hoặc Tuyên thệ hiện tại không có vợ (phù hợp với pháp luật Malaysia (nếu pháp luật nước này không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân)

b) Hộ chiếu.

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, (xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình);

d) Giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền tại Malaysia– trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này (đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam).

Ngoài ra, theo thông tin bạn cung cấp, hôn phu của bạn mang quốc tịch Malaysia nhưng làm việc tại Singapore, như vậy hiện tại người này đang tạm trú tại Singapore do đó còn cần thêm giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại Singapore xác nhận trong khoảng thời gian hôn phu của bạn tạm trú tại nước này không kết hôn với ai để chứng minh tình trạng độc thân.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”