Cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
1. Cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa:
1.1. Trình tự thực hiện:
a. Đối với người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa:
Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa - Sở Y tế
b. Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ (Bộ phận một cửa) kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp bổ sung theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ giao cho người nộp.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.
+ Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30
+ Chiều từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ 30.
Bước 2: Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ cho Thường trực đoàn thẩm định (Phòng Nghiệp vụ Y).
Bước 3: Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định các điều kiện, lập biên bản.
Bước 4: Trình lãnh đạo Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở đủ điều kiện.
Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Bước 5: Thư ký Đoàn thẩm định chuyển kết quả đến Bộ phận một cửa, để trả kết quả cho người đề nghị, hồ sơ lưu tại Thường trực đoàn thẩm định - Phòng Nghiệp vụ Y .
Bước 6: Sở Y tế gửi văn bản thông báo cho UBND huyện, thành phố nơi Phòng khám đa khoa được cấp phép hoạt động đặt trụ sở.
Thời gian trả kết quả: Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần.
Sáng: từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30
Chiều từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ 30.
1.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu).
- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực;
- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 90 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.
d. Cơ quan phối hợp (nếu có):
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.
1.8. Lệ phí (nếu có): Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với cơ sở y tế tư nhân. 300.000 đồng.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Mẫu đơn)
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.(Mẫu)
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1.10.1. Quy mô phòng khám đa khoa:
Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
b) Phòng cấp cứu;
c) Buồng tiểu phẫu;
d) Phòng lưu người bệnh;
đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;
1.10.2. Cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
- Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
- Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;
- Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2.
Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (phụ lục);
b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
1.10.3. Thiết bị y tế:
Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.
1.10.4. Tổ chức nhân sự:
a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
- Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;
c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được QH thông qua ngày 23/11/2009
- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 15/11/2011
- Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đói với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược.
- Quyết định số 1327/2002/QĐ - BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Cấp lại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trường hợp bị thu hồi
- Cấp lại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bện đối với Y sĩ
- Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với Bác sĩ
- Cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho người nước ngoài làm việc tại việc nam
- Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người nước ngoài
- Cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân người nước ngoài
- Cấp mới Chứng chỉ hành nghề Y tư nhân
- Cấp Chứng chỉ hành nghề Dược cho công dân Việt Nam
- Xin cấp chứng chỉ hành nghề y