Cấp Giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh

cap-giay-phep-hoat-dong-doi-voi-nha-ho-sinh4.1. Trình tự thực hiện:

a. Đối với người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối vớiNhà Hộ sinh:

Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa - Sở Y tế

b. Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ (Bộ phận một cửa) kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp bổ sung theo quy định.

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ giao cho người nộp.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.

+ Sáng: Từ   7 giờ 30 đến 10 giờ 30

+ Chiều từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ 30.

Bước 2: Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ cho Thường trực đoàn thẩm định (Phòng Nghiệp vụ Y).

Bước 3: Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định các điều kiện, lập biên bản.

Bước 4: Trình lãnh đạo Sở Y tế cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở đủ điều kiện.

Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 5: Thư ký Đoàn thẩm định chuyển kết quả đến Bộ phận một cửa, để trả kết quả cho người đề nghị, hồ sơ lưu tại Thường trực đoàn thẩm định - Phòng Nghiệp vụ Y .

Bước 6: Sở Y tế gửi văn bản thông báo cho UBND huyện, thành phố nơi Nhà hộ sinh được cấp phép hoạt động đặt trụ sở.

Thời gian trả kết quả: Thứ 3 và Thứ 5 hàng tuần.

Sáng: từ   7 giờ 30 đến 10 giờ 30

Chiều từ: 13 giờ 30 đến 16 giờ 30.

4.2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa, Sở Y tế

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo mẫu).

- Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

- Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực;

- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

4.4. Thời hạn giải quyết: 90 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế

b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Y tế.

d. Cơ quan phối hợp (nếu có):

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

4.8. Lệ phí (nếu có): Thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với cơ sở y tế tư nhân 400.000 đồng.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Mẫu đơn)

- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.(Mẫu)

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

4.10.1. Cơ sở vật chất:

a) Xây dựng và thiết kế:

- Xây dựng chắc chắn, đủ các buồng chuyên môn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh;

- Các buồng phải được thiết kế liên hoàn, hợp lý để thuận tiện cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

b) Nhà hộ sinh phải có các buồng khám thai, khám phụ khoa, kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình, mỗi buồng có diện tích ít nhất là 10m2; buồng đẻ có diện tích ít nhất là 16 m2; buồng nằm của sản phụ có diện tích ít nhất là 20 m2 để bảo đảm diện tích ít nhất cho một giường bệnh là 5m2/giường;

c) Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình của các buồng:

- Tường các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải ốp gạch men kính hoặc sơn chống thấm từ sàn tới trần nhà. Các phòng khám - chữa bệnh phải được ốp gạch chân tường. Phần tường còn lại có thể sơn hoặc quét vôi màu sáng.

- Sàn nhà lát bằng gạch hoa xi măng, riêng phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải có biện pháp chống trơn và dễ dàng vệ sinh cọ rửa (sử dụng đá granito mài tại chỗ hoặc gạch Ceramic khổ to).

- Trần nhà có thể phẳng hoặc dốc nhưng phải đủ điều kiện cách nhiệt, cách ẩm, chống thấm tốt. Có thể kết hợp chiếu sáng từ trần phòng, phải sơn hoặc quét vôi màu sắc sáng sủa, nhẹ nhàng.

- Cửa sổ bằng panô hoặc chớp và có hệ thống hoa sắt bảo vệ. Các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ và các phòng khám - lưu bệnh nhân ở các miền có mùa lạnh cần có thêm lớp cửa panô kính (nhôm hoặc gỗ).

- Cửa đi phải bảo đảm an toàn, bền vững. Cửa đi phải có khuôn, panô gỗ hoặc nhôm, sắt. Các cửa bên trong phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, khám phụ khoa phải kín đáo (cửa panô kính mờ).

d) Bảo đảm xử lý rác thải y tế và các điều kiện về an toàn bức xạ (nếu có) theo quy định của pháp luật;

đ) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

4.10.2. Thiết bị y tế:

a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà nhà hộ sinh đăng ký;

b) Có phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài nhà hộ sinh. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài nhà hộ sinh thì phải có hợp đồng với cơ sở có phương tiện cấp cứu.

4.10.3. Tổ chức, nhân sự:

a) Có bộ máy tổ chức phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn đã đăng ký trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là bác sỹ hoặc cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề;

- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về sản phụ khoa ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ hoặc ít nhất là 45 tháng đối với cử nhân hộ sinh (tốt nghiệp đại học);

- Là người làm việc toàn thời gian tại nhà hộ sinh.

c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của nhà hộ sinh, các đối tượng khác làm việc trong nhà hộ sinh nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được QH thông qua ngày 23/11/2009

- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 15/11/2011

- Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đói với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Quyết định số 59/2008/QĐ-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2005/QĐ-BTC ngày 12/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”