Nhà đang thế chấp ngân hàng cho người khác thuê được không

nha-dang-the-chap-ngan-hàng-cho-nguoi-khac-thueTheo quy định tại khoản 1 điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005, Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là Bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.

 

Khi thế chấp tài sản Bên thế chấp có quyền: Ðược khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận; Ðược đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; Ðược bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. Ðược bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý; Ðược cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Tương ứng với các quyền nói trên, Bên thế chấp có nghĩa vụ: Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;

Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm Bên thế chấp tài sản cho bên thứ ba thuê tài sản thế chấp (Trong trường hợp này là nhà ở thế chấp). Tuy nhiên khi cho thuê nhà, Bên thế chấp phải thông báo cho bên thuê nhà biết về việc nhà ở cho thuê đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho Bên nhận thế chấp nhà ở biết về việc nhà ở thế chấp đang được cho thuê, đồng thời Bên thế chấp phải có biện pháp giữ gìn, bảo quản nhà ở thế chấp không bị mất, giảm sút giá trị khi cho bên thứ ba thuê.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”