Thủ tục nhận con trên 18 tuổi

thu-tuc-nhan-con-nuoi-tren-18tuoiTôi có vấn đề cần hỏi Luật sư, tôi là 1 người đàn ông đã có gia đình vợ và con đầy đủ. Thời gian qua, tôi phát hiện mình có 1 đứa con khác của người yêu cũ, đã 20 tuổi, tôi đã làm các xác định AND thì kết quả đúng là con tôi. Hiện nay tôi muốn nhận là con theo đúng pháp luật để chăm sóc và bù đắp những thiệt thòi cho con tôi, con tôi thì đồng ý nhưng tôi sợ là cha mẹ hiện tại của con không đồng ý. Vậy tôi hỏi Luật sư thủ tục sẽ như thế nào, nếu cha mẹ hiện tại không đồng ý thì có xảy ra rắc rối gì hay không?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

   Về thẩm quyền thực hiện: Căn cứ vào điều 24 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/1/2016 quy định:

Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

   Về thủ tục và thời gian thực hiện: Căn cứ điều 25 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/1/2016 quy định:

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Và căn cứ vào điều 11 thông tư số 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên việc nhận cha mẹ con của quý khách là hoàn toàn tự nguyện, không có có tranh chấp gì. Vì con bạn đã trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do đó hoàn toàn tự quyết định việc nhận cha mẹ con hay không, người mẹ và người cha hiện tại cũng không có quyền can thiệp, ngan cản việc này.

Hồ sơ bạn cần chuẩn bị là:

   Tờ khai theo mẫu;

   Xác nhận ADN của Cơ quan y tế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

   Bản sao CMND+ Hộ khẩu của con và cha;

   Bản sao khai sinh con.

Lưu ý: Nếu người đứng đơn là con nhận cha thì nộp hồ sơ tại UBND xã nơi người được nhận là cha cư trú; nếu người đứng đơn là cha nhận con thì nộp hồ sơ tại UBND xã nơi người được nhận là con cư trú.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”