Tư vấn mức phạt vi phạm hợp đồng

tu-van-muc-phat-vi-pham-hop-dongNgày 20/10/2013, công ty tôi ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty A. Trong hợp đồng ghi rõ công ty tôi thanh toán hợp đồng ngay khi ký kết hợp đồng và ngày 1/12/2013, bên công ty A phải giao hàng cho công ty tôi. Nếu bên nào vi phạm nghĩa vụ sẽ phải đền gấp 2 lần giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

 

Công ty tôi thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng, nhưng đến hết ngày 1/12/2013, công ty A không giao hàng cho chúng tôi vì chưa sản xuất kịp. Xin hỏi Công ty tôi có thể yêu cầu công ty A đền gấp 2 lần giá trị hợp đồng không ?

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Điều 300 Luật thương mại 2005, " Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này ". Như vậy, chế tài phạt hợp đồng chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này. Mặt khác, để áp dụng hình thức chế tài phạt hợp đồng, cần có hai căn cứ là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.

Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:

" 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."

Về mức phạt vi phạm, Điều 301 Luật thương mại 2005: " Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.".

Như vậy, mức phạt vi phạm phải được thỏa thuận trong hợp đồng và không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng với mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

2. Áp dụng tình huống:

Thứ nhất, bạn phải xác định trong hợp đồng bạn và công ty A giao kết có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm không, cụ thể là các bạn có thỏa thuận là nếu bên công ty A không sản xuất hàng hóa kịp thì được giao hàng chậm ... ngày hay không. Nếu không có thỏa thuận này, việc giao hàng chậm của công ty A chính là vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Bên cạnh đó, nếu có 1 số nguyên nhân khách quan, sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc công ty A giao hành chậm thì các bạn không được áp dụng chế tài phạt vi phạm. Tuy nhiên, việc chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm thuộc về công ty A.

Thứ hai, về mức phạt vi phạm. Công ty của bạn và công ty A đã thỏa thuận mức phạt là 200% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, điều 301 nêu trên chỉ cho phép các bên thỏa thuận về mức phạt nhưng không được quá 8% giá trị hợp đồng. Vì vậy. kể cả đã thỏa thuận là 200% giá trị, khi áp dụng chế tài phạt vi phạm, công ty A chỉ phải đền 8% giá trị hợp đồng.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN