Tranh chấp di sản thừa kế

di-san-thua-keTrước năm 1975 Ông nội cháu đi Mỹ có dẫn theo con dâu cả và các cháu nội của đi. Lúc đó bà nội cháu sống ở TĐ còn gia đình cháu sống ở Vũng Tàu. Đến năm 1986 ba cháu lên TĐ ăn cưới và chết ở đó lúc đó cháu chưa được 1 tuổi và còn có 5 anh chị nữa. Năm 1987 Bác cháu vượt biên qua Thái và đến năm 1989 thì qua tới Mỹ đoàn tụ với gia đình.

Năm 1987 bác cháu có viết thư về nói mẹ cháu lên đó ở và chăm sóc bà và các con , khi bố cháu chết bà cháu đã giữ lại 2 anh chị cháu trên TĐ luôn. Bác có nói mẹ cháu bán hết đất dưới Vũng Tàu đi.

 Đến năm 1989 gia đình cháu bán hết đất ở VT về ở với bà Nội, cùng năm đó bà Cháu, có làm tờ di chúc để lại toàn bộ căn nhà và đất cho chúng cháu và chỉ ký chữ thập vì bà cháu không biết chữ và cũng không có người làm chứng. Nhưng có xác thực của CAAP ấp 4 ký tên.

Đến năm 1990 bà tôi có làm lại một tờ di chúc khác nhưng cùng nội dung và có 4 người làm chứng do ông tổ trưởng ấp lúc đó làm và ký tên. Nhưng bà cháu cũng đánh chữ thập.

Đến năm 1992 mẹ cháu có làm một tờ đơn xin được thừa hưởng di sản của tờ di chúc trên và có xác nhận cùa phó chủ tịch xã xác nhận và chuyển lên tòa án huyện. Nhưng mẹ cháu chưa ra huyện

Năm 1995 Ông nội cháu chết , bác cháu đem xác ông cháu về và có xây sửa lại căn nhà cho bà cháu ở.

Năm 1999 Anh cháu có đại diện mẹ cháu ra làm tờ khai đăng ký nhà và đất có tường trình là :

Nhà và đất do ông, bà nội khai phá, năm 1995 bác huynh có sửa lại và bà nội có làm di chúc cho con dâu và các cháu nội là gia đình cháu.

Anh cháu có nộp theo : bản sao thừa kế nhà , đất. đơn xin hợp thức thừa hường nhà đất và một số giấy tờ khác.

Nhưng do họ nói bà cháu chưa làm giấy tờ nhà theo quy định mới năm 1995 nên không theo thừa kế được, và về làm lại cho bà sau đó mới thừa kế được.

Đến năm 2000 thì bà cháu mất , nên không làm được tiếp giấy tờ cho bà.

Đến năm 2003 mẹ cháu có làm lại giấy tờ nhà nhưng cũng không được, đến năm 2005 Anh cháu mới làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khai là người đại diện thừa kế của ông bà nội cháu. và không đưa di chúc ra.

Đến năm 2011 sau hơn 10 năm bà cháu mất Bác cháu bên Mỹ về đòi lại căn nhà mà bác cháu đã xây cho bà ở.

Hiện tòa an nhân dân quận đã nhận đơn và đang cho hòa giải.

Gia đình chúng cháu vì không muốn rắc rối đã hòa giải để bác 100 m đất nhưng chia ngang vì đất nhà cháu có dự án sẽ phóng đường bất kỳ lúc nào. Chia ngang se thuận tiện hơn cho cả hai nhưng bác cháu không chịu nhất quyết phải là căn nhà chính giữa 100 m đất.

Tới giờ vẫn chưa giải quyết được gì kính mong quý luật sư tận tần giúp đỡ cháu và cháu các lời khuyên để cháu có thể bảo vệ được quyền lợi của gia đình mình.

Cháu cứ thắc mắc cái điều kiện khởi kiện chia di sản là 10 năm là đối với người được hưởng hay đối với người kiện và cháu có các nào làm cho tờ di chúc được có hiệu lực lại vì những người làm chứng còn sống và có cả cơ quan chính quyền nữa.

 

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Trường hợp của bạn tôi đã gặp rất nhiều,

Thứ nhất: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Tại điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế...”.

Như vậy nếu yêu cầu chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm. Hết thời hạn này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện nữa.

Nếu như không tranh chấp về thừa kế thì chỉ có thể chuyển sang tranh chấp về tài sản chung chưa chia.

Thứ hai: Về chia tài sản chung là di sản của người chết để lại, theo quy định tại điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết thì di sản đó sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế, cụ thể như sau: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết ...

Như vậy chỉ có thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế chứ không có thời hiệu yêu cầu chia tài sản chung.

Do đó trường hợp hết thời hiệu khởi kiện mà cũng không đủ điều kiện chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004 như nêu trên thì người thừa kế mất quyền khởi kiện và Tòa án cũng không thực hiện thụ lý vụ án nữa.

Bạn phải đặc biệt lưu ý sau: Nếu gia đình bạn ký kết bất cứ văn bản nào liên quan đến việc công nhận đó là tài sản chung của các thừa kế của Ông Bà thì Tòa Án mới có quyền nhận đơn khởi kiện tranh chấp về việc chia tài sản chung. Nếu không thì không có một lý do nào để Chú của bạn có thể khởi kiện đòi quyền lợi trên đất này nữa. Nếu có thì chỉ có thể là tiền đã bỏ ra để sửa sang lại nhà cửa tại thời điểm Ông Nội bạn chết, nhưng phải chứng minh.

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN